30 tác phẩm tranh cổ động của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được trưng bày

(HanoiTV) - Sáng 23-6, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai trương không gian trưng bày mới "Sưu tập tranh cổ động" tại phòng triển lãm tầng 2, nhà D của bảo tàng (66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội).
Cắt băng khai trương không gian trưng bày "Sưu tập tranh cổ động"

 Phát biểu khai trương, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh khẳng định, tranh cổ động là một thể loại đặc biệt trong nghệ thuật đồ họa, có lịch sử phát triển gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam. Việc mở không gian trưng bày mới về tranh cổ động trong hệ thống trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tạo nên mạch kết nối giữa các nhà trưng bày của bảo tàng. Theo đó, lộ trình tham quan, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của công chúng được liên tục, thuận tiện, khoa học hơn.

Không gian trưng bày giới thiệu 30 tác phẩm tranh cổ động sáng tác từ năm 1958 đến năm 1986, nằm trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong đó, có nhiều tác phẩm ghi lại những mốc son lịch sử của cách mạng dân tộc, những hoạt động tuyên truyền trên mọi mặt của đời sống.

Tiêu biểu có thể kể đến là các tác phẩm: "Việt Nam - Hồ Chí Minh" (Nguyễn Nùng), "Tuổi xanh nhịp bước theo chân Bác" (Đỗ Hữu Huề), "Vì muôn đời con cháu mai sau" (Vũ Thị Huyên), "Cải tiến canh tác đẩy mạnh sản xuất" (Minh Mỹ), "Ơn Đảng, ơn Bác, người Mèo có chữ" (Quách Hùng), "Trồng nhiều khoai lang trắng" (Trần Hòa)...

Nhân dịp này, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu ấn phẩm đặc biệt về tranh cổ động có tựa đề "Khát vọng hòa bình" do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Nhà Xuất bản Mỹ thuật chọn lọc và biên soạn.

Cuốn sách dày 93 trang, in màu, giới thiệu 81 tác phẩm tranh cổ động được các thế hệ họa sĩ Việt Nam sáng tác trong giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1986 về đề tài kháng chiến, mang nội dung thể hiện ước muốn và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Các tác phẩm đều nằm trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Hội chữ Xuân 2025 tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ diễn ra từ ngày 23/1 đến ngày 9/2/2024 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Cảnh xếp hàng đông đúc đổi tem phiếu lấy quà Tết, cảnh nấu bánh chưng trong cái lạnh của những ngày cận Tết sẽ được tái hiện trong chương trình trải nghiệm nghệ thuật "Những thuở xuân vương".

Tối 16/1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình Giao lưu nghệ thuật quốc tế “Chào năm mới 2025”.

Với Tết con rắn, Tết Ất Tỵ, linh vật rắn đã xuất hiện ở khắp nơi: từ những chiếc phong bao lì xì, món quà biếu, đồ trang trí, stiker đầy màu sắc đến những mô hình trang trí trên phố.

Nhân dịp đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 16/1, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, đã tham dự chương trình ngoại giao văn hóa "Bản hòa ca Tết Việt". Cùng dự có các nữ đại sứ và phu nhân các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Sáng 16/1, Trung tâm Hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện” tại Khu Vườn bia Tiến sĩ trong khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.