70 năm Hiệp định Genève và đường lối đối ngoại Việt Nam

Đúng ngày này cách đây 70 năm, ngày 21/7/1954, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam, tất cả các quyền cơ bản của Việt Nam là độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã được khẳng định trong một điều ước quốc tế, được các nước tham gia Hội nghị Genève tôn trọng và công nhận.

Ngày 8/5/1954, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu tham dự hội nghị đúng một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ với tư thế của người chiến thắng. Đại diện của 9 bên tham gia. Sau 75 ngày đàm phán căng thẳng, với 31 phiên họp, ngày 21/7/1954, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết.

Phiên họp toàn thể Hội nghị Geneve tháng 7/1954.

Đại sứ, PGS. TS Dương Văn Quảng - Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao chia sẻ: “Hiệp định Genève do các nước lớn họ triệu tập, kéo dài là bởi quan điểm của ta là phải giải quyết vấn đề trên cả hai bình diện: quân sự và chính trị. Quân sự nghĩa là phải ngừng bắn. Chính trị là Pháp phải xác định các quyền độc lập của Việt Nam nhưng do tình hình rất phức tạp nên đàm phán cái vĩ tuyến rất gay go”.

Hiệp định Genève là văn bản pháp lý đầu tiên công nhận chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, được các nước lớn thừa nhận. Cái thứ hai đây là sự ghi nhận thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thứ ba là Hiệp định Genève giúp quân và dân ta củng cố thế và lực để xây dựng sự nghiệp giải phóng dân tộc mà phải 21 năm sau chúng ta mới hoàn thành.

Đại tá, TS. Lê Thanh Bài - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân nhân Việt Nam.

Trong lời kêu gọi ngay sau Hội nghị Genève, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hội nghị Genève đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh 22/7/1954.

Thành công của Hiệp định Genève đã hiện thực hoá mơ ước về một ngày hoà bình sau 9 năm kháng chiến chống thực dân. Cho phép các đơn vị của quân đội nhân dân Việt Nam quay trở lại tiếp quản Hà Nội, Hải Phòng và các vùng đồng bằng sông Hồng mà không phải đổ máu.

Tướng Pháp Đen-thây (bên trái) và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu ký Hiệp định Geneve rạng sáng ngày 21/7/1954.

Lần đầu tiên, nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam tham gia vào một diễn đàn đàm phán đa phương phức tạp với các cường quốc. Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Genève là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam.

Dấu ấn ngoại giao Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho hay: “Hiệp định Genève để lại nhiều bài học còn nguyên giá trị về phương pháp, nghệ thuật ngoại giao mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam. Đó là bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế để tạo nên một sức mạnh vô định. Đó là bài học kiên định nguyên tắc song linh hoạt, biến hóa về sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin trong chuyến thăm chính thức Việt Nam 2024.

Với kinh nghiệm quý đúc kết qua các hội nghị ngoại giao, trong đó có thành công từ Hội nghị Genève, ngoại giao Việt Nam đã có bước trưởng thành, ngày càng thu được thành tựu rực rỡ. Đến năm 2024, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã và đang thể hiện tốt vai trò là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc 2024.

Tròn 70 năm đã trôi qua kể từ khi Hiệp định Genève được ký kết, tình hình khu vực, thế giới từng ngày, từng giờ có sự vận động, chuyển biến khôn lường. Trong đó, sự cạnh tranh và thoả hiệp lẫn nhau giữa các nước lớn vẫn đặt ra những thách thức không nhỏ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những bài học kinh nghiệm đúc rút từ quá trình đàm phán, thương lượng đi đến ký kết Hiệp định Geneve năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).