Chọn cây xanh nào cho Hà Nội?

Nhiều năm qua, Hà Nội đã liên tiếp cho trồng mới hàng vạn cây xanh, thế nhưng không phải loại cây nào cũng phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng của thủ đô. Chọn loài cây nào vẫn là một bài toán khó.

Những tuyến đường khát cây xanh

Gần đây, các khu đô thị mới mọc lên với mật độ dày, nhiều tuyến phố to đẹp, nhưng cảnh quan cây xanh vẫn còn thiếu sự đồng bộ. Đặc biệt, nhiều tuyến phố trục chính, lưu lượng tham gia giao thông dày đặc nhưng thiếu bóng cây xanh, hoặc có trồng nhưng thưa thớt và không được chăm sóc nên èo uột.

Trên tuyến phố Trần Duy Hưng, dù đã thay cây xanh cỡ lớn đến hai lần nhưng hệ thống cây xanh vẫn lộn xộn, không hợp lý. Tuyến  đường này đã từng được trồng cả nghìn cây hoa anh đào Nhật Bản, nhưng không hợp khí hậu, thổ nhưỡng nên cây chết nhanh chóng.

Trước đó, 262 cây phong lá đỏ được thành phố trồng trên trục đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng vào đầu năm 2018 với kỳ vọng sẽ mang sắc màu châu Âu vào giữa lòng Hà Nội. Tuy nhiên, việc trồng thử nghiệm không mang lại hiệu quả.

Theo thống kê, 45 cây trong số này đã chết, 217 cây còn lại sinh trưởng kém, thường xuyên héo lá; cành, nhánh khô và sâu bệnh.

Trên trục đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài hay còn gọi là Pháo Đài Láng trước đây, cây xanh thưa thớt, không đồng đều, nhiều cây gục, chết; nhiều cây đã chết từ lâu, mọc cả giàn leo phủ kín, nhưng không được quan tâm thay thế.

Người Hà Nội thấy mệt mỏi và ngộp thở trước "rừng" bê tông cao ốc ở những khu vực Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân).

Hiệu ứng nhà kính cộng thêm lưu lượng giao thông quá lớn gây lượng khí thải khổng lồ mỗi ngày hai đợt giờ cao điểm. Vào những đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhiều tuyến phố bỏng cháy, khiến việc di chuyển trên phố như trong chảo lửa.

Hàng cây xanh chết khô trên một tuyến phố ở Hà Nội do không hợp khí hậu, thổ nhưỡng.

Chọn cây xanh nào cho Hà Nội?

Trong rất nhiều chủng loại cây xanh đô thị được trồng mới, cây bàng lá nhỏ đang tạo được nhiều ấn tượng, làm xanh mát cho nhiều tuyến đường mới mở, như trên tuyến vành đai 2, đoạn đường Láng, đường Bưởi.

Bàng lá nhỏ có tán lá đẹp, nhỏ gọn, các cành ngắn, mọc theo hướng chếch lên tạo vòm tán vừa phải, không tốn nhiều diện tích, phù hợp trong điều kiện không gian ngày càng bị thu hẹp. Bàng lá nhỏ có quả nhỏ, lá nhỏ nên khi rụng ít gây ô nhiễm hơn cây bàng ta.

Cây phù hợp với đô thị do có dáng đẹp, trung bình mỗi cây cao từ 10 m đến 20 m, chiều cao vút ngọn từ 6 m đến 8 m, phát triển nhanh, chịu được điều kiện hoàn cảnh khắc nghiệt và thích hợp trồng ở nhiều địa hình. Mỗi khi lá chuyển sang sắc vàng, vị trí này thành tâm điểm để các bạn trẻ đến chụp ảnh.

Tại tuyến đường Võ Chí Công, sau khi được nâng cấp, mở rộng, dọc hai bên đường phố đều mọc lên những vườn cây xanh, hàng cây xanh. Tầng trên cùng là cây bàng Đài Loan lá nhỏ, giáng hương cao 4-6 m, phía dưới là cây cảnh trang trí như hoa giấy, điệp vàng, thuộc lớp cây trung tầng, sắc hoa nổi bật giữa các loại cây xanh khác.

Với hệ thống cây xanh như thế này, thành phố đã đẹp hơn, xanh mát hơn nhờ các hàng cây đều tăm tắp, màu sắc phong phú, đẹp quanh năm.

Hà Nội đã có quy hoạch cây đô thị trồng ở từng khu vực để tạo ra nét đặc thù về kiến trúc cảnh quan. Việc trồng cây không chỉ phủ xanh thành phố, giúp điều hòa không khí, cải tạo môi trường mà còn góp phần tạo điểm nhấn cho từng tuyến phố.

Cây bàng lá nhỏ đang tạo được nhiều ấn tượng, làm xanh mát cho nhiều tuyến đường mới mở ở Hà Nội.

Chuyện cây xanh tại các nước

Stockholm của Thuỵ Điển là thành phố nổi tiếng với diện tích công viên cây xanh lớn và nằm trong top những thành phố có nhiều cây xanh nhất thế giới. Nơi đây có những thảm thực vật trải dài, công viên xanh rộng lớn, dọc khắp đường phố là những hàng cây xanh rộng lớn giúp cho không gian nơi đây luôn trong lành và thoáng đãng.

Với những nỗ lực không ngừng trong việc phủ kín cây xanh toàn thành phố, Stockholm đã được giải thưởng “Thủ đô xanh nhất châu Âu”.

Với gần 40% diện tích dành cho thiên nhiên, London (Anh) đã trở thành một trong những thành phố có nhiều cây xanh nhất thế giới. Sở hữu không gian sống trong lành, thảm thực vật rộng lớn, London được miêu tả như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với những công viên rộng lớn rợp bóng cây xanh, những con đường với những đám cỏ xanh tươi.

Berlin là một trong những thành phố xanh nhất ở Đức và cũng là nơi có lượng cây xanh nhiều nhất thế giới. Nơi đây có diện tích rừng lớn, số lượng lớn cây lâu năm, hàng trăm công viên lớn nhỏ, vườn công cộng rộng khắp thành phố,... tạo nên không gian xanh mát, trong lành.

Stockholm của Thuỵ Điển là thành phố nổi tiếng với diện tích công viên cây xanh lớn và nằm trong top những thành phố có nhiều cây xanh nhất thế giới.

Cây xanh - di sản quý giá của người Paris

Với gần 1/3 diện tích được trồng cây xanh, Paris là một trong những thủ đô xanh nhất châu Âu. Người  dân thủ đô nước Pháp trân trọng cây xanh như những di sản kiến trúc, văn hóa quý giá khác, do đó cây được trồng và chăm sóc theo hướng bền vững như bảo tồn, phát triển một di sản sống. Chính quyền Paris đặt mục tiêu đến năm 2026 sẽ trồng thêm được 170.000 cây xanh.

Truyền thống trồng cây của Paris bắt đầu từ thế kỷ XVI. Từ hàng cây đầu tiên trồng trên đường phố vào năm 1597, đến nay  thành phố đã có 730 công viên và vườn hoa công cộng, gần 700km đường phố được trồng cây.

Paris còn có hai khu rừng khu rừng là Boulogne và Vincennes được ví như lá phổi xanh của thành phố. Từ năm 2014, việc quản lý cây ở Paris được thực hiện trên cơ sở dữ liệu, bản đồ và ứng dụng di động. Mỗi cây đều có mã số ghi đầy đủ thông tin về chủng loại, năm trồng, nơi trồng, tình trạng sức khỏe....

Cây ở Paris cũng  được cắt tỉa định kỳ để phù hợp với môi trường đô thị như không che mất đèn giao thông, biển báo đường; duy trì khoảng cách giữa cây và xe cộ. Để bảo vệ cây cổ thụ, các công nhân tiến hành các đợt cắt tỉa  cách nhau từ 7-9 năm và cố gắng tôn trọng hình dạng tự nhiên của cây. Những cây bị sâu bệnh, đơn vị chặt cây phải xin giấy phép của cơ quan hành chính.

Paris là một trong những thủ đô xanh nhất châu Âu.

Tiêu chí chọn cây xanh đô thị của người Pháp

Từ năm 2019, chính quyền Paris đã triển khai dự án trồng cây để đối phó với biến đổi khí hậu, mục tiêu đến năm 2026 sẽ trồng thêm được 170.000 cây. Dự án này dựa trên một bộ công cụ hướng dẫn tiêu chuẩn lựa chọn cây xanh đô thị và các dịch vụ cây xanh của Sesame - một nghiên cứu đã tiến hành ở thành phố Metz thuộc miền đông bắc nước Pháp.

Trước hết, họ lựa chọn các loài cây có khả năng thích nghi với môi trường đô thị vốn hạn chế về đất và nguồn nước. Do đó họ chọn các loài thân thẳng, rễ sâu, có bóng rộng, hạn chế những cây mùi quá nồng hoặc có phấn hoa gây dị ứng.

Thứ hai là đa dạng các loài với các loại cây thân gỗ, cây bụi, các loài hoa và cây thân leo. Việc đa dạng hóa cây trồng không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ, mà còn là biện pháp ứng phó hiệu quả, kinh tế và bền vững duy nhất đối với các bệnh thực vật.

Hầu hết các bệnh chỉ tấn công một loài. Đây là lý do vì sao việc tập trung các cây cùng loài ở một chỗ sẽ thúc đẩy sự lây lan dịch bệnh. Để tránh nguy cơ đó, cần ưu tiên luân phiên các loài khi trồng cây mới.

Thứ ba là trồng cây thích nghi với nắng nóng. Các vấn đề liên quan biến đổi khí hậu đòi hỏi các loài cây trồng mới phải thích ứng với nguy cơ xảy ra các đợt nắng nóng ngày càng thường xuyên hơn trong trung và dài hạn.

Đặc biệt, một số loài cây Địa Trung Hải (như cây mâm xôi từ Provence, cây phỉ từ Byzantium, cây lê từ Trung Quốc, cây ô liu từ Bohemia hoặc cây sồi) được chứng minh là đặc biệt phù hợp với môi trường sóng nhiệt cao.

Thứ tư là thúc đẩy các loài bản địa vì chúng phát huy hiệu quả trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái và thích nghi tốt với hệ động vật sở tại. Đặc biệt, các loài cây này có khả năng ra hoa, quả hoặc hạt tốt, có thể tích hợp vào chuỗi thức ăn hoặc sinh sản của các loài sinh vật. Không những thế, việc trồng các loài cây bản địa có hoa có thể bù đắp ít nhất một phần cho việc giảm số lượng ong ở các vùng nông thôn.

Với cách tiếp cận trong việc bảo vệ và phát triển cây xanh dưới góc độ của bảo tồn di sản, Paris đã rất thành công trong việc duy trì và mở rộng độ phủ xanh của thành phố. Điều này không chỉ giúp "kinh đô ánh sáng" thêm hấp dẫn với du khách, mà còn giúp ích đáng kể cho thành phố chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang rất phức tạp hiện nay.

Ai Cập: Chiến dịch trồng cây xanh

Tạo bóng mát, không khí trong lành và có trái ngọt là mục tiêu của một chiến dịch trồng cây quy mô lớn tại Ai Cập. Sáng kiến này được khởi xướng từ năm 2016 và đến nay đã có 350.000 cây ăn quả được trồng ở 17 tỉnh của nước này. Các nhà tổ chức chiến dịch đặt mục tiêu trồng một triệu cây xanh từ nay tới năm 2030.

Tạo bóng mát, không khí trong lành và có trái ngọt là mục tiêu của một chiến dịch trồng cây quy mô lớn tại Ai Cập.

Tại một ngôi trường ở thành phố Mit Ghamr tỉnh Dakahlia của Ai Cập, các tình nguyện viên đang cùng nhau trồng những cây ăn quả. Tổng cộng hơn 500 cây xanh sẽ trồng ở 4 trường công lập của tỉnh này

Còn anh Osama El-Masry, một tình nguyện viên của chiến dịch đang kiểm tra những cây chanh, cây ổi và cây táo được trồng cách đây 6 năm  Sáng kiến mang tên "Shagrha" này do anh Omar el-Deeb khởi xướng cách đây 8 năm. Anh El-Deeb cho biết Shagrha tập trung vào những cây có quả, có giá trị kinh tế cũng như lợi ích xã hội và môi trường

Anh El-Deeb cho biết: “Chúng tôi muốn mọi người trồng những cây cho quả và lấy gỗ, vừa mang lại lợi ích thiết thực đối với đời sống hàng ngày vửa giảm tác động của biến đổi khí hậu”.

Theo anh El-Deeb, hơn 10.000 ban công và mái nhà cũng đã được trồng cây rau, cây thuốc và cây ăn quả. Hàng trăm trường học và tổ chức trên đất nước Ai cập đã tham gia sáng kiến này vì vậy mục tiêu trồng một triệu cây xanh từ này đến năm 2030 sẽ không còn là xa vời.

Bỉ: Vẻ đẹp kỳ diệu của rừng hoa chuông xanh 

Tại nước Bỉ, chỉ cách thủ đô  Brussels chưa đầy 30 km, có một khu rừng tuyệt đẹp và nổi tiếng với thảm hoa chuông xanh.

Thời điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp như trong cổ tích của khu rừng Hallerbos là vào sáng sớm, đón ánh bình minh qua những tán cây, hoặc vào buổi chiều tối khi mặt trời bắt đầu lặn.

Thảm hoa chuông xanh tại khu rừng Hallerbos.

Thảm hoa trải rộng dưới bóng những cây cự sam khổng lồ, tiếng chim hót và những chú nai hoang dã khiến khu rừng càng trở nên huyền ảo và quyến rũ.

Nhiều nghệ sĩ và những người yêu thiên nhiên đã tới đây để ghi lại những bức ảnh đẹp về khu rừng Hallerbos. Loài hoa chuông xanh  kỳ diệu này nở vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như lượng ánh sáng mặt trời.

User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà hồ nước được người ta ví như những lá phổi xanh bởi vừa làm đẹp cảnh quan, tạo không khí trong lành vừa điều tiết nước trong mùa mưa. Bởi vậy, Thành phố đang đầu tư, cải tạo và chỉnh trang để hình thành những điểm vui chơi giải trí hữu ích phục vụ nhân dân. Nhưng vẫn có những hồ nước đang dần bị san lấp, có nguy cơ xóa sổ bởi sự buông lỏng quản lý.

Trong danh mục 144 cây cầu trên toàn địa bàn thành phố sẽ được triển khai nâng cấp, sửa chữa và thay mới theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa có 19 cầu. Chính quyền và người dân địa phương mong ngóng các dự án sớm được triển khai, bởi hiện trạng cầu thời gian qua đã quá xuống cấp và hư hỏng.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 là 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 104% dự toán năm và tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của TP. Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu TP. Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc, gặp gỡ với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là điểm dừng chân đầy cảm xúc của nhiều người nước ngoài. Khi sinh sống và làm việc tại Hà Nội, họ đều dành cho thành phố này một tình cảm yêu mến đặc biệt.

Theo nhận định của Bộ Nội vụ, quy định về số lượng công chức cấp phường hiện đang gây nhiều khó khăn, áp lực cho những phường có quy mô dân số lớn ở Hà Nội.

Khối thi đua số 3 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 1/11, đã tổ chức tổng kết Phong trào Thi đua Quyết thắng và công tác khen thưởng năm 2024 tại huyện Sóc Sơn.

UBND TP Hà Nội đã lấy ý kiến người dân hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn, nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024. Đến nay, Hà Nội đưa ra dự thảo lần hai với những quy định cụ thể hơn.

Chiều ngày 01/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 11 năm 2024.

Thành ủy Hà Nội vừa nhất trí với tờ trình của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố về việc trích 7 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 3 tỉnh miền Trung bị thiệt hại bởi bão số 6.

Khi nhắc đến hồ Tây, trong lòng mỗi người con Hà Nội hẳn sẽ có những cảm xúc rất riêng. Du khách thăm Hà Nội hẳn đã có dịp ngắm cảnh hoàng hôn đầy lãng mạn hay ghé những đầm sen ven hồ Tây. Nhưng, có những giai thoại, truyền thuyết gắn liền với địa danh quen thuộc này mà chúng ta có thể chưa từng biết đến.

Mặc dù một số địa phương ở Hà Nội đã bố trí các điểm thu gom rác thải cồng kềnh theo thời gian quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm rác tự phát tồn tại.

Tận dụng thời tiết thuận lợi và một số điểm thi công có mặt bằng sạch, UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu tháng 6/2026 hoàn thành dự án mở rộng đường Tam Trinh.

Theo Phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trên địa bàn Thủ đô thường xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí.

Sáng 1/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11/2024.

Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23/9/2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Sau 122 năm khai thác, cầu Long Biên đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Do vậy, cần dự án tổng thể để sữa chữa thay vì các phương án duy tu, bảo trì theo hạng mục của ngành đường sắt.

Từ nhiều năm nay, lượng khí thải phát ra từ các phương tiện sử dụng nhiều năm, các loại động cơ, nhiên liệu khiến chất lượng không khí luôn ở mức thấp, do đó, Thủ đô Hà Nội sẽ hướng đến việc quy định vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện gây ô nhiễm.

Chiều 31/10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã tiếp Đoàn Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) do Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Sugano Yuichi dẫn đầu.

Sau hơn 120 năm khai thác, sử dụng và hai cuộc chiến tranh, mặc dù đã trải qua nhiều lần sửa chữa, nhưng cầu Long Biên không tránh khỏi tình trạng xuống cấp theo thời gian.

Sáng 31/10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đã tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024.

Một số công viên tại quận Cầu Giấy đang bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó nhiều hạng mục công trình còn có thể gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực.

Chiều 31/10, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã ký kết phối hợp truyền thông thể dục thể thao, giáo dục thể chất và rèn luyện sức khỏe trên Đài Hà Nội.

Sở Nội vụ phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia và huyện Phúc Thọ tổ chức trao đổi kinh nghiệm cải cách hành chính (CCHC) cho các cán bộ bộ phận Một cửa của 7 huyện, thị xã.

Sáng 31/10, huyện Sóc Sơn đã tổ chức gắn biển 5 công trình thành phố nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Tối 30/10, cụm thi đua số 1 của Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội gồm các đơn vị: Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàng Mai đã tổ chức vòng sơ kết Cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Từ ngày 28/11/2023, thành phố Hà Nội bắt đầu thí điểm thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức trên 25 tuyến xe buýt.

Triển khai chương trình làm việc trong chuyến công tác của Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dẫn đầu thăm và làm việc tại Nam Phi từ ngày 27/10 đến 30/10/2024, đoàn đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của Nam Phi, triển khai chuỗi các hoạt động xúc tiến để kết nối các cơ hội, tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội và các địa phương Nam Phi.

Phố Đình Thôn, thuộc phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, được đăng ký xây dựng thành tuyến phố văn minh đô thị kiểu mẫu. Tuy nhiên, tuyến phố này đang tồn tại nhiều vi phạm, mất đi hình ảnh kiểu mẫu lúc ban đầu.

Chiều 30/10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm trưởng đoàn đã làm việc với huyện Ba Vì về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 20 của HĐND thành phố Hà Nội.

Chiều nay, 30/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có chỉ thị về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô với hơn 100 hoạt động đặc sắc, bắt đầu từ ngày 8 đến 17/11/2024.

Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang dần hình thành không gian sống trẻ trung với nhiều công trình quy mô lớn, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại.

Sau thời gian tạm dừng triển khai, cuối năm 2023, dự án mở rộng đường Tam Trinh được khởi động trở lại, chính thức thi công từ tháng 8 năm nay và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hộ dân chưa chấp thuận phương án đền bù.

Chính phủ Pháp đã tài trợ 700.000 euro cho Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu phương án cải tạo cầu Long Biên. Từ trung tuần tháng 10, dự án đã chính thức triển khai.

Tại huyện Gia Lâm, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Trên vỉa hè hai bên đường Lý Thánh Tông (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm), hiện có khoảng 30 nắp cống bằng kim loại bị mất trộm, gây nguy hiểm cho người dân.

Một trong những hoạt động ý nghĩa của quận Ba Đình hưởng ứng tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2024-2025 là công trình Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình, vừa được UBND quận Ba Đình, Hội Liên hiệp phụ nữ quận tổ chức ra mắt sáng nay.

Nhiều tháng vừa qua, người dân sinh sống xung quanh khu vực thôn Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm bởi những bãi rác tự phát gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và mỹ quan trên tuyến đường được coi là văn minh đô thị này.

Sáng 30/10, quận Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận năm 2024.

Sáng 30/10, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên, Trưởng đoàn giám sát của HĐND thành phố đã làm việc với huyện Phúc Thọ về công tác quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bão sông, ngoài đê trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Sáng nay, 30/10, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn Thành phố. Hai Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Mạnh Quyền và Nguyễn Trọng Đông cùng tham dự.

Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Tổ chức Trả lại tuổi thơ thăm và kiểm tra hiệu quả sử dụng xe lăn với người khuyết tật vận động tại quận Cầu Giấy và Ba Đình.

Nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả trong những tháng cuối năm, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường Hà Nội chủ trì phối hợp thực hiện.

Sáng 29/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Báo cáo viên thành phố tháng 10 năm 2024.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà yêu cầu cần đánh giá kỹ lưỡng, rõ tính khả thi, hiệu quả thì mới giao, phân bổ vốn và tăng hậu kiểm để tránh dàn trải, lãng phí, phá vỡ cơ cấu kinh tế.