Đồng hành để hạnh phúc cùng con trong năm học mới
Việc đồng hành cùng con trong giai đoạn dậy thì không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng với sự chuẩn bị và phối hợp đúng đắn, bạn có thể giúp con vượt qua giai đoạn này một cách tích cực và mạnh mẽ.
Tuổi dậy thì không chỉ là một thời kỳ của sự thay đổi về thể chất mà còn là một hành trình khám phá bản thân, xây dựng mối quan hệ và phát triển tâm lý. Các phụ huynh có con trong giai đoạn này phải đối mặt với những thách thức như sự xa cách, sự nổi loạn và những vấn đề tâm lý của con.
Nhiều bố mẹ còn tìm tới các lớp học giúp trang bị kỹ năng để có thể “đồng hành cùng con”, giúp con tránh các khủng hoảng trong tuổi dậy thì. Buổi chia sẻ của cô giáo, nhà báo Hà Việt Anh với các bậc phụ huynh tại "Lớp học hạnh phúc" đã phần nào mang đến những kiến thức bổ ích và các phương pháp thiết thực, giúp các bậc phụ huynh có thêm tự tin, chuẩn bị trong hành trình nuôi dưỡng và hỗ trợ con cái đặc biệt khi năm học mới đang tới gần.
"Lớp học hạnh phúc" tạo nên sự hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên, giúp trẻ tích lũy kiến thức qua hoạt động trải nghiệm, duy trì cảm xúc tích cực. Kỳ nghỉ hè chuẩn bị kết thúc, ngoài chuẩn bị tinh thần, sách vở cho năm học mới, thì làm sao để các con luôn thấy hạnh phúc khi đi học mà không bị áp lực là điều mà rất nhiều phụ huynh quan tâm lúc này.
Ngoài cơ duyên đến với công việc giáo viên dạy Văn, cô Việt Anh - người đứng lớp học Văn hạnh phúc này cũng đã từng trải qua giai đoạn khủng hoảng với tuổi dậy thì của con gái mình. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng và muốn lan tỏa cho nhiều bậc phụ huynh khác có cùng trăn trở.
Các phụ huynh có con tham gia lớp học văn hạnh phúc đều tiến bộ khả năng học Văn và tự sáng tác những mẩu truyện trong cuốn sách “Ngày nảy ngày nay có một bà mẹ" - được viết bằng 50 câu chuyện của 50 em học sinh khác nhau.
Để trẻ luôn thư giãn, thoải mái, hào hứng, năng nổ để sẵn sàng trải nghiệm những bài học, đó là một trong những thành công của phương pháp giáo dục từ lớp học hạnh phúc. Qua buổi chia sẻ dành cho các phụ huynh, gia đình cũng đã chuẩn bị tốt cho hành trang sắp tới của các em học sinh trong năm học mới.
Ý KIẾN
Từ tháng 1/2025, các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội đã thảo luận sôi nổi xung quanh chủ đề đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi sinh hoạt chính trị về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Triển khai đại trà giáo dục STEM ở các trường tiểu học là điểm đáng chú ý trong nhiệm vụ của giáo dục tiểu học năm học 2024-2025.
Với mục đích nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh các nhà trường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phối hợp cùng các văn phòng luật sư đã tổ chức phiên tòa giả định với đẩy đủ quy trình như một phiên tòa thực tế.
Tết Ất Tỵ 2025, hơn 1 triệu giáo viên trường công lập trên cả nước có chung niềm vui khi theo quy định mới, họ sẽ nhận mức thưởng cao nhất được chi từ quỹ lương (khoảng 6 - 7 triệu đồng/giáo viên).
Triển khai thực hiện Nghị quyết 18, nhiều cơ sở đào tạo lên kế hoạch giảm đầu mối quản lý, tinh gọn bộ máy và tăng cường tự chủ tài chính để giảm phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.
Nhằm bảo đảm quyền lợi trẻ em, Hà Nội tiếp tục cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Chiến dịch "Sưởi ấm con chữ vùng cao" của thầy trò trường liên cấp Everet đã bước sang năm thứ 9. Những bức tranh do các em học sinh nhà trường vẽ đã được bán đấu giá gây quỹ giúp điểm trường Khuổi Nộc.
Sáng nay, 20/1, hơn hai nghìn học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên của trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, cơ sở Tân Triều, đã tham gia chạy để gây quỹ ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Trẻ cần học những gì ở mẫu giáo, tiểu học; AI và công nghệ mới có làm thay đổi yêu cầu giáo dục tương lai hay không… là những câu hỏi được các phụ huynh đặt ra tại Hội thảo giáo dục sáng tạo cho trẻ từ mầm non tới tiểu học diễn ra sáng nay, 19/1, tại trường mầm non Osaka, Long Biên, Hà Nội.
Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học đang được hoàn thiện để ban hành. Một trong những điểm cần lưu ý trong quy chế sửa đổi năm nay liên quan đến công tác xét tuyển sớm.
Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều trường học tổ chức hoạt động gói bánh chưng và trò chơi dân gian để giúp học sinh có thêm không gian trải nghiệm Tết cổ truyền, từ đó củng cố ý thức gìn giữ văn hoá dân tộc.
Nhằm lan tỏa giá trị nhân văn và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh – Cơ sở Cầu Giấy đã tổ chức hoạt động Tết thường niên để sẻ chia, giúp học sinh hiểu hơn về phong tục cổ truyền của Việt Nam.
Trong hai ngày cuối tuần này, Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai đợt 1 Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2025, chính thức khởi động cho mùa tuyển sinh đại học 2025.
Bộ GD&ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia bậc THPT năm học 2024 - 2025. Với 200 giải đạt được, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước tại kỳ thi này.
Ngày 17/1, hơn 3.000 học sinh Hà Nội đã tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 9 cấp THCS năm học 2024 - 2025.
Để giúp sinh viên quốc tế có cơ hội tìm hiểu về lễ hội truyền thống lớn của Việt Nam, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức Chương trình Tết Việt 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư 30 quy định 3 phương thức tuyển sinh lớp 10 và chốt tuyển sinh lớp 6 theo phương thức xét tuyển. Những thay đổi trong quy chế lần này được đánh giá bảo đảm giáo dục toàn diện, công bằng với người học.
Sáng nay (17/1), tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Dù có nhiều điều chỉnh về kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng thời gian, cách thức đăng ký xét tuyển đại học năm 2025 giữ ổn định như năm trước.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét, thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước, được gửi đến trước kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV.
Đầu năm 2025, nhiều liên đội tại thành phố Hà Nội tiến hành tổ chức Đại hội với chủ đề “Thiếu nhi Thủ đô - Vâng lời Bác dạy - Tự hào truyền thống- Tiếp bước cha anh”.
Sáng 16/1, Bộ GDĐT tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến đối với dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học. Chuẩn này cũng là nền tảng để thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo ngành phụ, song bằng hoặc liên ngành liên quan đến vi mạch bán dẫn.
Trường Tiểu học Quỳnh Lôi, Hoàng Mai, Hà Nội, đã chủ động tổ chức "Ngày hội sáng tạo STEM", tạo sân chơi bổ ích cho cả thầy và trò.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định tổ chức Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây thành trường THPT chuyên, không tuyển sinh lớp thường.
Theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến, đến năm 2030 cả nước sẽ có 5 đại học quốc gia tại Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng.
Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ) và Trường THPT Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) sẽ trở thành trường chuyên, chỉ tiêu tuyển sinh hệ không chuyên của hai trường không còn.
Trường THPT Chu Văn An và Sơn Tây trở thành trường chuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội từ ngày 15/1. Như vậy, năm học 2024-2025, thành phố Hà Nội có 4 trường trung học phổ thông chuyên.
Đầu năm 2025, Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học chính thức bị giải thể sau gần 20 năm hoạt động.
Sáng 14/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Bộ Giáo dục Liên bang Nga.
Kỳ thi Olympic Hóa học châu Á 2025 có sự tham gia của 105 thí sinh đến từ 17 nước trên thế giới. Việt Nam có 17 học sinh dự thi và đều giành huy chương với 5 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 8 Huy chương Đồng.
17 học sinh Việt Nam dự thi Olympic Hóa học châu Á năm 2025 đều giành huy chương, với 5 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc và 8 huy chương Đồng.
Để văn học không còn là những tác phẩm phải học và nhớ theo kiểu học thuộc lòng, nhiều trường học đã sân khấu hóa những tác phẩm, trích đoạn văn học. Qua đó, không chỉ giúp học sinh khám phá các giá trị của văn chương, thêm hiểu, thêm yêu văn học nghệ thuật mà còn phát huy tối đa sự sáng tạo và kỹ năng diễn xuất.
Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhiều đơn vị trường học trên địa bàn thành phố luôn đặt học sinh làm trung tâm, chú trọng đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá theo hướng phát triển năng lực cá nhân.
Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo vào chiều ngày 12/1. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì phiên họp.
17 học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học châu Á AChO năm 2025 đều giành chiến thắng với 5 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc và 8 huy chương Đồng.
Trải qua các vòng thi loại, Ban Tổ chức đã tìm ra 72 thí sinh xuất sắc lọt vào đêm chung kết cuộc thi “Tìm kiếm đại sứ văn hóa Việt Nam quốc tế”, quy tụ những thí sinh xuất sắc nhất từ khắp mọi miền đất nước.
Tết Nguyên đán đang tới gần, các trường học trên địa bàn thành phố cũng đang tổ chức rất nhiều hoạt động trải nghiệm vui xuân cho học sinh để các em được hiểu thêm về Tết cổ truyền dân tộc. Cùng với đó, các hoạt động thiện nguyện cũng được phát động để mang đến một mùa xuân ấm áp và yêu thương đến các em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
Chính phủ quy định những ngành học, khối trường học được miễn học phí, nhằm thu hút người học vào những ngành cơ bản, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước.
“Triển lãm Bảo tàng Louvre Pháp 2025”, một cuộc thi hội họa quốc tế áp dụng hình thức chấm điểm công khai lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, vừa hoàn thành vòng chung khảo.
Tên Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ thay thế cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Dù chỉ bớt đi một từ đầu tiên trong cái tên, nhưng mở đường cho chữ “Đại” lên đầu và giúp trường hướng tới cái “Đại” trên mọi phương diện, đây là nhắn nhủ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại Lễ công bố chuyển tên trường và trao quyết định công nhận Hội đồng đại học, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân.
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những kỳ thi trước. Trả lời phỏng vấn Đài Hà Nội, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT Huỳnh Văn Chương đã chia sẻ về những điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025, được đánh giá là tạo thuận lợi cho thí sinh, giảm áp lực thi cử.
Tinh gọn, sáp nhật để có một hệ thống quản lý đồng nhất là mong mỏi chung của nhiều cơ sở giáo dục thường xuyên và dạy nghề chuyên nghiệp.
Đến thời điểm hiện tại, hơn 40 địa phương đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán cho học sinh, khoảng 9 - 17 ngày.
Đa số trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết Ất Tỵ khoảng 14 - 21 ngày, ngắn nhất là trường Đại học Giáo dục với 9 ngày.
Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành đang thu hút sự quan tâm của dư luận với sự ủng hộ và nhiều kỳ vọng sẽ giải quyết căn bản hiện tượng ép buộc học sinh học thêm để thu tiền, gây bức xúc dư luận thời gian qua.
Tính đến 31/12/2024, 2.224 chương trình đào tạo đại học và cao đẳng sư phạm được kiểm định và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
0