Sân ga và miền ký ức trong thơ Nguyễn Bính
Sân ga, con tàu luôn gợi nhớ về miền ký ức, những kỷ niệm cho bao thế hệ người Hà Nội và những người từng sống ở đây - nơi luôn chất chứa trong mỗi người những cung bậc cảm xúc khác nhau, đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa hội ngộ và chia ly…Lấy cảm hứng ở ga đầu Cầu, chợ Đồng Xuân khi chứng kiến cảnh người đi kẻ ở khoảnh khắc con tàu lăn bánh, thi sĩ Nguyễn Bính đã viết bài thơ “Những nỗi buồn trên sân ga” vào năm 1937 tại Hà Nội
Tác phẩm được bình chọn nằm trong 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20. Những câu thơ viết ra hơn 80 năm, đã đi theo bao lớp người, bao thế hệ học sinh, bao trang giấy và mang đến rung cảm cho biết bao người.
Thi sĩ Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Thơ Nguyễn Bính “chân quê”, giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng, trong sáng và hồn nhiên như ca dao trữ tình.
Thơ ông có sự ảnh hưởng từ người cậu ruột là chí sĩ Bùi Trình Khiêm - một nhà nho có tiếng, từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, là thầy dạy học chữ Nho của ông Trần Huy Liệu. Vì mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Nguyễn Bính được cậu ruột đem về nuôi. Nhờ người cậu giỏi chữ nho mà ông có điều kiện tiếp xúc sớm với chữ nghĩa và nghệ thuật thơ phú. Năm 13 tuổi, Nguyễn Bính làm mọi người kinh ngạc về tài thơ của mình khi thi tả cảnh chọi gà trong ngày hội. Có lẽ từ đó, tiếng đồn về một chú bé con thần đồng thơ đã lan nhanh, người hâm mộ tài thơ của Nguyễn Bính lên cao đến tột đỉnh.
Mùa xuân năm Quý Dậu (1933), lúc 14 tuổi Nguyễn Bính chia tay với thôn Vân theo người anh là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường) để ra Hà Nội kiếm sống.
Ông đến Hà Nội, tới phố Hàng Bồ, gia nhập vào đội quân bán báo lẻ. Ngày ngày đi đến mọi góc phố, nhà ga, bán báo lẻ kiếm sống.
Khi đã dần quen thuộc với cuộc sống phố phường Hà Nội, ông bắt đầu lấy cảm hứng những đề tài ở thành thị, những con người nơi phố thị, góc phố, sân ga để chắt lọc, sáng tác nên những bài thơ để đời.
Bài thơ "Những bóng người trên sân ga" ra đời năm 1937, khi ấy ông 19 tuổi. Tác phẩm Nguyễn Bính viết có vần riêng, điệu riêng để đồng cảm với những cuộc chia ly từ đây.
Ông đã thể hiện sinh động cuộc sống êm đềm nhưng bình lặng, ở một ga xép – nơi ngày nào cũng như ngày nào, chứng kiến bắt đầu của những niềm vui, nỗi buồn, và cảnh chia ly trong lòng người đi xa và cả người ở lại.
Hình ảnh sân ga, con tàu trong bài thơ “Những nỗi buồn trên sân ga” của Nguyễn Bính đã diễn tả những cuộc chia ly, của những cuộc tiễn đưa người thân, người đưa tiễn nhau, bịn rịn không rời. Đó là những cuộc chia ly của tình yêu, tình mẹ con, những cuộc chia ly của tình chị em, tình bạn hay đó là sự chia ly của chính bản thân tác giả. Vì thế, “Những bóng người trên sân ga” mới có nét trầm mặc buồn man mác. Nhà thơ đã chạm khắc trong không gian ga những “bóng người”, những bóng dáng tâm tư của những khoảnh khắc chia xa, giãi bày tâm tư của mỗi con người. Sân ga trong thơ ông rất thực nhưng có khi là sân ga trong lòng ông.
Mở đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình tượng đàn đứt dây để nói lên những cuộc chia ly đã và đang diễn ra. Một cuộc chia ly cô đơn đến xé lòng.
"Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạc thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày"
Ta bắt gặp hình ảnh hai cô bé tiễn biệt nhau ở sân ga. Hình ảnh áp má, chung lưng gợi cho ta cảm giác vô cùng lưu lyến, day dứt thơ ngây khi tiễn đưa nhau. Tình cảm của hai cô bé đã quện thành một sự giằng xé làm cho hai trái tim non nớt chơi vơi.
“Có lần tôi thấy hai cô bé
Áp má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
Đường về nhà chị chắc xa xôi?”
Với từ “một” được lặp đi lặp lại, gợi lên sự cô đơn lẻ loi của 2 con người lúc chia ly, Nguyễn Bính đã dựng lại toàn bộ cuộc chia ly của một người tình với một người tình. Với nỗi buồn man mác, bùi ngùi lẻ loi. Hình ảnh chiều tà, là thời gian, không gian như nghẹt lại, gợi cho ta cuộc chia ly thật nặng nề. “Họ cầm tay họ’ trong cái bóng liêu xiêu ấy, sao thấy mong manh đến vậy. Tác giả đã dùng những câu từ ấy để viết về buổi chia ly giữa anh lính và người yêu. Đó là cuộc chia ly không hẹn ngày về. Dường như tình yêu đã vuột ra khỏi tầm tay họ.
“Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu”
Nhà thơ đã đi sâu vào từng ngóc ngách trái tim của những kẻ đang yêu, thấu hiểu tất cả những nồng nàn, tha thiết cũng như đau khổ, bi thương trong họ để từ đó thi sĩ hòa nỗi niềm ấy vào từng trang thơ ngọt ngào và sâu sắc.
Trong những câu thơ:
“Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài
Chị mở khăn trầu anh thắt lại
Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”
Qua những dòng thơ ấy, chúng ta bắt gặp cặp vợ chồng tiễn biệt nhau. Họ thẹn thùng không dám sánh bước cùng nhau. Hình ảnh người vợ cởi khăn trầu lấy tiền đưa cho chồng, người chồng thắt khăn lại không lấy. Học cứ đùn đẩy nhau. Khung cảnh ấy và hình ảnh ấy càng lột tả hết tình yêu thương họ dành cho nhau.
Có lẽ không có hình ảnh nào xúc động, xót xa hơn hình ảnh người mẹ già tiễn con ra trận. Chuyến tàu đã đưa người con của bà đi rồi nhưng bà vẫn cứ đứng yên nơi sân ga. Trong hình dáng lưng còng, bà nhìn mãi bóng con tàu chạy khuất xa trong quyến luyến mà không biết ngày nào trở về. Dưới cái nhìn, quan sát tài tình, nhà thơ khắc họa rõ nét tình cảnh đau khổ của người mẹ khi phải tiễn con đi xa.
Thi sĩ đã điệp lại tới năm lần hai tiếng “có lần” như tự thả hồn mình vào hồn người mà xa xót mà cảm thương. Nhà thơ như đón nhận, lắng nghe tiếng tâm tư của bao người. Bao kiếp người hiện hữu buồn thương trên sân ga.
Chính bởi tâm tư chân thành, nhà thơ đã tạo nên ấn tượng mạnh, từ hình ảnh “một người đi”- một bóng lẻ đơn côi. Và ông cũng là một bóng người giữa những bóng người đổ bóng xuống sân ga: “Bóng lẻ”, “Hai bóng chung lưng thành một bóng”, “bóng liêu xiêu”, “bóng nhòa trong bóng tối”, “Một mình làm cả cuộc phân ly”.
Linh hồn nhà ga là linh hồn của những cuộc hành trình đi và đến, những cuộc chia ly không ngày gặp lại, hành trình chia ly sâu thẳm ngay chính trong thân phận mỗi con người.
Không có sự cô đơn, lẻ loi nào hơn, khi mình phải đưa tiễn chính bản thân, thi sĩ thấy lẻ loi với cõi đời này: cô đơn, lặng lẽ ra sân ga, không người tiễn đưa. Ông đã tạo nên ấn tượng mạnh, từ hình ảnh “một người đi”- “một bóng lẻ đơn côi”.
Thi sĩ đã sử dụng đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ dùng ‘chiếc khăn’, ‘bàn tay’, ‘đôi mắt’ thể hiện sự than thở, buồn phiền của người trong đoạn thơ khi chứng kiến cảnh chia ly trên sân ga. Thông qua những vần thơ, thi sĩ thể hiện sự xót xa, đau buồn với những cảnh tượng ấy. Ngân nga dư vị của nỗi buồn đau, thân phận đơn côi và sự chia ly, tất cả hội tụ trong câu thơ cuối của Nguyễn Bính- “buồn ở đâu hơn ở chốn này?”
Nguyễn Bính đem trái tim của một thi sỹ đa cảm, của con người tha hương, rung ngân trong một không gian buồn - Sân ga giữa cuộc đời, chứng kiến chừng ấy con người, chừng ấy chuyến tàu chở kẻ đi, người về…Nguyễn Bính đã đưa cái tôi cá nhân, cũng là cái tôi của thời đại, cái tôi của nhân loại vào thơ ông một cách tự nhiên.
Trong miền ký ức của thi sĩ Nguyễn Bính cũng như những người đã sống cùng sân ga, nơi bắt đầu của những niềm vui đoàn tụ, của những cuộc chia ly và nỗi buồn trong lòng người đi xa và cả người ở lại.
Sân ga và con tàu khi gắn bó với ta, nó là kỷ niệm, là ký ức và là tình cảm gắn bó không thể nào quên. Sân ga là chứng nhân cho những biến thiên và thăng trầm của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Ở đó có những câu chuyện đau thương của quá khứ, vết sẹo chiến tranh vẫn còn phảng phất ở những phố ga, xóm đường tàu quanh sân ga, sợi dây kết nối các vùng miền của dải đất hình chữ S cho tới ngày non sông liền một dải.
Dọc hành trình tồn tại cho tới tận bây giờ, sân ga đã trọn vẹn hòa cùng nhịp thở với thành phố. Dù rậm rịch chuyển mình cùng thời cuộc, ga Hà Nội và những gì thuộc về nó vẫn là mảnh ký ức không phai về Hà Nội./.
Bài viết: Bích Thảo | Đồ họa: Thanh Nga
Ý KIẾN
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.
Triển lãm “Hình đồng đất Việt - Ký ức Đông Sơn” đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
“Tôn cựu, nghênh tân” là chủ đề của cuộc triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cũ, 46 Hàng Bài, Hà Nội.
Sáng 18/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã dự khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.
Không gian vườn hoa Tao Đàn có vai trò kết nối cảnh quan, không gian kiến trúc đô thị với các công trình quan trọng trong khu vực như tòa nhà Thông tấn xã Việt Nam, trường ĐH Dược và quần thể Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
Bảng nội quy được đặt ngay trước cổng chùa Yên Phú thuộc huyện Thanh Trì, quy định: “Không mang vàng mã vào chùa”. Người tới lễ chùa đã quen và cảm thấy thoải mái với nội quy này.
Chào mừng ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.
Xu hướng du lịch tại chỗ, hay còn gọi là staycation đang trở nên phổ biến khi nhiều người lựa chọn du lịch ngay trong chính thành phố nơi mình sống. Nó như một cách khám phá lại thành phố và cảm xúc của chính mình.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
Cây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là báu vật của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian.
UBND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ hội đua mảng truyền thống trên sông Gâm và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.
Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.
Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.
Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.
Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.
Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội giờ đây đã trở thành ngôi nhà chung của hàng chục nhiếp ảnh gia cao tuổi. Đam mê sáng tạo, ngay cả thành viên tuổi ngoài 80 cũng không ngại xách máy tới các làng nghề ngoại thành để tác nghiệp.
Trong không gian nghệ thuật B&C Maison d’Art, Triển lãm "Hồn Dó" với 50 tác phẩm được thực hiện trên chất liệu giấy dó của họa sĩ Ngô Đức Hoàng đã tạo nên ấn tượng đặc sắc với công chúng yêu nghệ thuật.
Hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Hộp Ký ức 4.0".
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã thu hút rất đông người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm. Trong đó, nhiều người đặc biệt ấn tượng với tổ hợp triển lãm nghệ thuật được trưng bày tại Đại học Khoa học Tự nhiên, với nét kiến trúc và các tác phẩm mỹ thuật mang phong cách Đông Dương.
Sáng 15/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang (LLVT) - Chiến tranh cách mạng, giai đoạn 2019 - 2024.
Tối 14/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất đã khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo.
Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, tối 14/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi video clip toàn quốc "Người lính tôi yêu" và cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”.
0