Sáng tạo từ nền tảng di sản lịch sử

Ngành văn hóa đã chủ động sáng tạo, khai thác các giá trị lịch sử - văn hoá kết hợp với sáng tạo và công nghệ để tạo nên nét đặc sắc riêng, thu hút công chúng và du khách.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Những nỗ lực của từng đơn vị và sự ra đời ngày càng nhiều sản phẩm văn hoá, du lịch mới đã được công chúng đón nhận, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Di tích đền Ngọc Sơn trước đây chỉ đơn thuần đón du khách tới tham quan, hành lễ vào ban ngày. Thời gian gần đây, mỗi tối thứ Bảy hàng tuần, nơi đây lại đón rất đông du khách đến trải nghiệm tour "Ngọc Sơn đêm huyền bí". Những yếu tố lịch sử văn hóa đã được khai thác để kể câu chuyện lịch sử.

Ông Nguyễn Doãn Văn - Giám đốc Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội cho biết: "Chúng tôi khai thác những chi tiết tiêu biểu nhất của huyền tích Hồ gươm đưa vào chương trình, gồm cả nghệ thuật, tâm linh, công nghệ".

Tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tour đêm với các phim 3D mapping tiếp tục được đổi mới, cải tiến để khai thác ngày càng nhiều giá trị văn hóa.

Em Nguyễn Hà Chi - sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ: "Trải nghiệm rất thú vị, hấp dẫn, đặc biệt là với giới trẻ. Việc tiếp cận giá trị văn hóa truyền thống thông qua cách thức mới như thế này rất thú vị và thu hút".

Bảo tàng Hà Nội là một trong những đơn vị tích cực trong công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua các hoạt động trưng bày, giao lưu và hoạt động ngoại khóa. Không giới hạn ở hoạt động trưng bày, giới thiệu hiện vật, Bảo tàng Hà Nội đang dần trở thành một không gian sáng tạo hấp dẫn khách tham quan, nhất là khi đảm nhiệm nhiệm vụ trung tâm điều phối sáng tạo của thành phố Hà Nội. Khu vực ngoài trời được khai thác tối đa.

Ông Nguyễn Tiến Đà - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho rằng: "Hiện vật tĩnh nhưng ý tưởng sáng tạo là động, chúng tôi khai thác và tận dụng không gian ngoài trời để thúc đẩy ý tưởng sáng tạo và các hoạt động sáng tạo".

Hà Nội ngày càng trẻ trung, hiện đại và sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa ngàn năm văn hiến, trở thành một trong những thành phố năng động trên thế giới. Một trong những động lực làm nên thành công là Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách hình thành môi trường phát huy có hiệu quả các nguồn lực văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Lễ hội văn hóa ẩm thực được tổ chức tại Khu du lịch Văn Thánh với hơn 600 món ngon của các địa phương và văn hóa ba miền đang thu hút đông đảo người dân và du khách tại TP. HCM.

Nhờ những ca khúc như "See tình", "Bắc Bling", giờ đây âm nhạc Việt đã không còn là nét riêng biệt mà đang dần trở thành sứ giả văn hoá, mang bản sắc dân tộc đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.

Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.

Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.

Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.