'Sát thủ' diệt tàu sân bay TU-22M3 bị hạ gục?

Ngày 19/4, Ukraine tuyên bố đã bắn hạ máy bay ném bom tầm xa siêu thanh Tupolev Tu-22M3 của Nga. Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cho biết: “Lần đầu tiên, đơn vị tên lửa phòng không của lực lượng Không quân đã hợp tác với tình báo quân đội Ukraine để phá hủy máy bay ném bom tầm xa chiến lược Tu-22M3, phi cơ mang tên lửa hành trình Kh-22". Lâu nay, những chiếc Tu-22M3 vẫn được coi là ‘sát thủ’ diệt tàu sân bay, một vũ khí đáng gờm của của quân đội Nga.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận thông tin một máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-22M3 đã rơi ở khu vực Stavropol phía Nam nước này, nhưng cho rằng nguyên nhân khiến máy bay rơi do trục trặc kỹ thuật trong quá trình máy bay ném bom này trở về căn cứ. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc Tu-22M không mang theo đạn dược.

Video đăng trên mạng xã hội về vụ máy bay rơi.

Thống đốc khu vực Stavropol - ông Vladimir Vladimirov cho biết, một thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng và hai người được đưa ra ngoài an toàn. Phi công thứ tư vẫn đang mất tích.

Một số video đang lan truyền trên mạng được cho là đã ghi lại khoảnh khắc xảy ra vụ tai nạn. Có thể thấy một chiếc Tu-22 bay xoắn ốc trên không và rơi xuống, lửa xuất hiện ở phần đuôi.

Nga cho rằng máy bay rơi là do trục trặc kỹ thuật trong quá trình máy bay ném bom này trở về căn cứ

Tu-22M có tải trọng ít nhất 12 tấn, tốc độ 1.750 km/h, tầm bắn 500 km và bán kính chiến đấu trên 3.000 km; với cấu tạo cánh cụp cánh xòe. Lượng vũ khí mà Tu-22M mang theo lên tới 24 tấn. Khả năng tải đạn và tầm bay của Tu-22M lớn hơn nhiều so với máy bay tiêm kích/bom F-111 hoặc Su-24. Với sứ mệnh công phá những pháo đài di động bất khả xâm phạm, chúng có thể khiến những cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới cảm thấy bất an.

Phiên bản mới nhất của loại máy bay này - Tu-22M3M tự hào có tốc độ tối đa 2.300 km/h và tầm hoạt động 7.000 km. Máy bay ném bom được trang bị hai động cơ phản lực NK-25, trọng lượng cất cánh tối đa 126.400 kg, tổng tải trọng bom là 24 tấn.

Nhà thiết kế Tupolev mô tả đó là máy bay ném bom mang tên lửa siêu thanh tầm xa được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên mặt đất bằng tên lửa dẫn đường và bom trên không. Chiếc Tu-22M3 có khả năng hoạt động tác chiến trong những điều kiện địa lý khắc nghiệt nhất. Đặc biệt, dòng oanh tạc cơ này còn được trang bị loại radar M202 phía trước mũi và radar PRS-3 Argon phía sau cho máy bay khả năng nhận diện, bảo vệ và tấn công mọi mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, không kể ngày đêm. Đến nay, Tu-22M3 vẫn được đánh giá là dòng oanh tạc cơ có uy lực mạnh mẽ nhất có trong biên chế quân đội Nga.  NATO gọi loại máy bay này là Backfire. Ukraine và các đồng minh phương Tây cho rằng Nga thường xuyên sử dụng Tu-22M3 để ném bom Ukraine. Theo tư lệnh lực lượng không quân nước này, chiếc máy bay Tu-22M3 mang tên lửa hành trình Kh-22. Kh-22 là tên lửa có khả năng kép, nghĩa là nó có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Hiện nay, Nga chưa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Trong nhiều năm qua, Nga không ngừng cải thiện và đưa ra các bước phát triển mới của mình trong lĩnh vực chế tạo các chiến đấu cơ.

Phiên bản đầu tiên của dòng Tu-22 được sản xuất vào cuối những năm 1960 để triển khai trong một cuộc xung đột thông thường quy mô lớn, nhưng phiên bản M3M mới nhất có khả năng sử dụng bom và tên lửa chính xác. Các phiên bản cũ hơn của máy bay ném bom vẫn có thể sử dụng làm phương tiện mang tên lửa hành trình tầm xa. Nó có khả năng mang vũ khí chống lại tàu thủy và các mục tiêu mặt đất mà không lọt vào tầm phòng không của đối phương. Nguyên mẫu đầu tiên của máy bay được ra mắt vào năm 1977. Tới tháng 3 năm 1983, những chiếc Tu-22M3 đã đi vào hoạt động trong quân đội Liên Xô trước sự ngỡ ngàng của tình báo Mỹ và các quốc gia Tây Âu. Nhưng Tu-22M3M được hiện đại hóa hoàn toàn, được tăng hiệu quả chiến thuật và có bán kính hoạt động lớn hơn và bay lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2018.   

Tới tháng 3 năm 1983, những chiếc Tu-22M3 đã đi vào hoạt động trong quân đội Liên Xô trước sự ngỡ ngàng của tình báo Mỹ và các quốc gia Tây Âu.

Máy bay được làm bằng hợp kim nhôm cũng như thép cường độ cao, chịu nhiệt và hợp kim titan và magie. Nó có các cánh thấp bao gồm một bộ phận cố định và các tấm có thể di chuyển được, có thể quét qua các góc từ 20 đến 65 độ.

Việc hiện đại hóa nhằm mục đích kéo dài thời gian phục vụ của phiên bản sửa đổi Tu-22M3, đồng thời nâng cấp khả năng của nó nhờ vào thiết bị nhắm mục tiêu, động cơ và hệ thống điện tử hàng không mới. Các máy bay này sẽ có thể mang vũ khí tên lửa tiên tiến của Nga, bao gồm tên lửa đạn đạo Kh-47M2 Kinzhal ("Dagger"), có thể đạt tốc độ 10 Mach trong những giây đầu tiên sau khi cất cánh và thực hiện các động tác né tránh để đánh bại các hệ thống phòng không của đối phương. Tên lửa liên tục thay đổi hướng bay, cùng với tốc độ đáng kinh ngạc, nên khó bị hạ gục vì đường đi của nó không thể đoán trước.

Trang web Rt.com cho biết: Chiếc máy bay này đã tham gia các cuộc ném bom trong Chiến tranh Afghanistan những năm 1980 và xung đột Chechnya những năm 1990 và được triển khai gần đây nhất ở Syria trong các cuộc tấn công chống lại các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo (IS). Theo The National Interest, vào năm 2022, Nga đã sử dụng Tu-22M3 để tấn công thành phố Mariupol đang bị bao vây. Quân đội Nga có kế hoạch nâng cấp một nửa phi đội Tu-22 gồm 60 chiếc và kéo dài thời gian phục vụ của nó lên ít nhất vài thập kỷ.

Tướng Mykola Oleshchuk, tư lệnh không quân Ukraine, ngày 19/4 tuyên bố lực lượng phòng không nước này đã hợp tác với Tổng cục Tình báo Quốc phòng (GUR) hạ chiếc Tu-22M3, nhấn mạnh đây là lần đầu tiên làm được việc này kể từ khi chiến sự nổ ra.

Lãnh đạo GUR Kyrylo Budanov sau đó tiết lộ cụ thể hơn, cho biết oanh tạc cơ Nga đã bị tổ hợp phòng không S-200 nhắm bắn từ khoảng cách 308 km, sau khi vừa thực hiện vụ phóng tên lửa vào nước này. Theo ông, lực lượng Ukraine đã theo dõi chiếc Tu-22M3 trong một tuần trước khi tung đòn tấn công.

Hệ thống tên lửa phòng không S-200

Hệ thống tên lửa phòng không S-200 sử dụng đạn 5V28, được trang bị động cơ chính dùng nhiên liệu lỏng cùng cụm 4 động cơ đẩy hoạt động bằng nhiên liệu rắn. Tên lửa có chiều dài khoảng 11 mét, nặng 7 tấn, các phiên bản mới nhất có tầm bắn tối đa khoảng 300 km.

Tính đến năm 2010, Ukraine được cho là còn triển khai 4 tổ hợp S-200, bên cạnh 12 hệ thống không hoạt động. Một số thông tin cho biết Kiev đã loại biên khí tài này vào năm 2013, song đã đưa chúng trở lại biên chế sau khi xung đột với Nga bùng nổ, đồng thời trang bị thêm tính năng tấn công mục tiêu trên đất liền.

Tháng 12 năm 2023, Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine Yury Ignat nói rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống phòng không Ukraine là tên lửa Kh-22 của Nga (mang trên máy bay chiến đấu Tu-22M3)  và phiên bản hiện đại hóa của nó là Kh-32. Tên lửa di chuyển với tốc độ 4.000 km/h và đi theo quỹ đạo đạn đạo, nghĩa là việc đánh chặn nó cần có “thiết bị đặc biệt” như hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống phòng không Ukraine là tên lửa Kh-22 của Nga

Kh-22 'Storm' là tên lửa hành trình chống hạm tầm xa siêu âm phóng từ trên không, ban đầu được phát triển ở Liên Xô. Kh-32 là phiên bản hiện đại hóa sâu của phiên bản cũ và hoạt động như một tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh với tầm bắn lên tới 1.000 km.

Tên lửa Kinzhal được sử dụng để tấn công chính xác vào các mục tiêu như trung tâm ra quyết định của Ukraine, trong khi Kh-22, do đầu đạn lớn hơn, thường được dùng để tấn công các mục tiêu khu vực rộng lớn hơn như kho nhiên liệu và đạn dược.

Tên lửa Kh-22 được phát triển từ đầu những năm 1960 nhằm xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương và tiêu diệt các tàu chiến cỡ lớn như tàu sân bay, căn cứ quân sự, nhà máy điện và cầu đường.

Kh-32 là phiên bản nâng cấp của Kh-22

Kh-32 là phiên bản nâng cấp của Kh-22. Kh-32 được thiết kế để trang bị cho máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 và được đưa vào sử dụng từ năm 2016. Biến thể mới được trang bị đầu đạn thông thường, động cơ tên lửa cải tiến và đầu dò hình ảnh radar mới. Kh-32 có đầu đạn nhỏ hơn phiên bản trước đó nhưng có tầm bắn xa hơn.

Tên lửa được cho là có hai chế độ phóng: tầm cao hoặc tầm thấp. Ở chế độ tầm cao, tên lửa leo lên độ cao 27.000 m và lao xuống mục tiêu với tốc độ cao, ở giai đoạn cuối là khoảng Mach 4,6. Ở chế độ tầm thấp, tên lửa Kh-22 đạt độ cao 12.000 m và lao xuống mục tiêu với tốc độ khoảng Mach 3,5.

Có lẽ tính năng nổi bật nhất của Kh-22 là khả năng trao đổi thông tin mục tiêu trong quá trình bay với một tên lửa Kh-22 khác. Theo truyền thông Nga, khả năng này được tích hợp nhằm đánh lừa lực lượng phòng không đối phương khi tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay (CBG).

Kh-32 được thiết kế để tránh né các hệ thống phòng không (AD) của đối phương bằng cách bay vượt quá giới hạn tốc độ và độ cao của chúng, sau đó lao xuống mục tiêu ở những góc gần như thẳng đứng. Radar phòng không không thể theo dõi mục tiêu trên đầu hoặc gần trên đầu.

Không quân Ukraine tuyên bố hệ thống Patriot do phương Tây chuyển giao đã giúp họ bắn hạ 15 tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga. Tuy nhiên, Kiev thừa nhận, các lực lượng nước này chưa thể đánh chặn được một quả tên lửa Kh-22/Kh-32 nào.

Tên lửa Kh-22 được cho là hoàn toàn bất khả xâm phạm trước các hệ thống đánh chặn và phòng không của đối phương vì nó có thể chịu được đòn tấn công từ pháo cỡ nòng 20 mm hoặc tên lửa không đối không.

Vốn được coi là bất khả xâm phạm, nếu oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga thực sự bị Ukraine bắn hạ, liệu chiến sự Ukraine có ảnh hưởng? Các chuyên gia cho rằng, nếu nó thật sự đã rơi do bị bắn hạ, sự cố này có thể khiến Nga lựa chọn phương án đưa oanh tạc cơ đến các căn cứ nằm sâu hơn phía sau tiền tuyến, đồng thời phải bố trí thêm các hệ thống tên lửa phòng không đến các căn cứ quan trọng. Việc mất chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 đầu tiên hầu như không phải là vấn đề đối với bộ chỉ huy Nga, vì Nga đang sở hữu hơn 100 máy bay ném bom như vậy.

Hà Lan giao thêm 3 chiếc F-16 để huấn luyện phi công Ukraine ở Romania

Không có năng lực sản xuất hùng mạnh của Liên bang Nga, nhưng Ukraine nhận được nhiều vũ khí mạnh của phương Tây, vụ việc này nếu được xác thực, thì sẽ là ví dụ cho thấy mối đe dọa đối với Nga có phần tăng lên. Xung đột Nga- Ukraine đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn nóng hơn sau khi Hạ viện Mỹ đã thông qua 4 dự luật về viện trợ nước ngoài, trong đó có gói viện trợ trị giá hơn 60 tỷ USD dành cho Ukraine, và dự luật mở đường cho việc tịch thu tài sản của Nga để hỗ trợ Ukraine tái thiết.

Xung đột Nga-Ukraine tăng nhiệt.

User
Ý KIẾN

Ngày 1/11, Mỹ đã thông báo về một gói viện trợ bổ sung cho Ukraine, trị giá 425 triệu USD và sẽ cung cấp cho Ukraine những vũ khí mà họ đang rất cần, bao gồm các loại tên lửa phòng không, đạn pháo và hệ thống phóng tên lửa đa nòng, xe bọc thép và vũ khí chống tăng.

Ngày 1/11, Mỹ thông báo sẽ triển khai máy bay ném bom B-52, máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu và tàu khu trục hải quân tới Trung Đông.

Quân đội Israel ngày 1/11 cho biết, Izz al-Din Kassab, một quan chức cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích vào thành phố Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.

Vào sáng sớm hôm 1/11, Israel đã tiến hành loạt không kích mạnh mẽ nhắm vào khu vực phía Nam Beirut sau khi phát lệnh sơ tán cư dân.

Ngày 01/11, quân đội Nga cho biết đã kiểm soát thêm 20km vuông ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Máy bay không người lái thuộc Nhóm tác chiến phía Tây của Nga cũng đã tấn công UAV, ngăn chặn cuộc luân chuyển quân qua đêm của quân đội Ukraine tại một cứ điểm ở Kharkov.

Trong những ngày qua, một trong những chuyện thời sự chính trị thế giới đặc biệt nổi bật là tin tức về sự hiện diện của binh lính Triều Tiên ở Nga.

Tình hình căng thẳng tại Trung Đông ngày càng leo thang khi hôm qua 31/10, quân đội Israel phá hủy một văn phòng của Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine tại trại Nur Shams, gần thành phố Tulkarm ở Bờ Tây.

Nghị sĩ Ukraine Anna Skorokhod cho biết, có hơn 100.000 binh lính Ukraine đã đào ngũ hoặc bỏ ngũ trong cuộc xung đột với Nga.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 31/10 thông báo, họ đã phá hủy khoảng 70% số lượng phương tiện bay không người lái (UAV) của Hezbollah thông qua hoạt động tác chiến của Đơn vị 127.

Máy bay chiến đấu của liên quân Mỹ-Anh đã tiến hành một cuộc không kích mới tại Al Hudaydah ở phía Tây Yemen, nhằm vào quận Al-Hawak ở tỉnh này.

Các đợt tấn công bằng tên lửa mới nhất của Hezbollah vào miền bắc Israel đã khiến bảy người thiệt mạng, đánh dấu cuộc tấn công xuyên biên giới đẫm máu nhất vào Israel kể từ khi xung đột Israel - Hezbollah leo thang những tháng gần đây.

Ansar Allah, Văn phòng truyền thông của Houthi, mới đây đã công bố đoạn phim về một phương tiện không người lái dưới nước có hình dạng giống ngư lôi đang tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn.

Chính phủ Ukraine ngày 31/10 đã nêu tên ba vị tướng Triều Tiên mà họ cho là đang đi cùng hàng nghìn binh sỹ nước này đến Nga để hỗ trợ Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine.

Quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát làng Kruhliakivka nằm gần thành phố chiến lược Kupiansk ở vùng Kharkov, Đông Bắc Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/10 cho biết.

Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết, chính phủ nước này đã bắt đầu quá trình chấm dứt hợp đồng mua đạn dược từ một công ty Israel cho Lực lượng Vệ binh Dân sự Tây Ban Nha.

Sáng 31/10 theo giờ Việt Nam, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo chưa xác định ra vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc - bà Sabrina Singh, ngày 28/10 cho rằng khoảng 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã được gửi tới Nga, một động thái mà Tổng thư ký NATO gọi là "sự leo thang lớn" trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Việc kiểm soát Selydove, khu vực nằm cách trung tâm hậu cần Pokrovsk khoảng 18km về phía Đông Nam, là bước tiến mới nhất của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine. Selydove được xem là thành phố chốt chặn phía Nam khu vực trọng yếu Pokrovsk.

Đêm 29/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tiến hành tham vấn với các quan chức Chính phủ, tướng lĩnh quân đội và tình báo về triển vọng thúc đẩy các điều khoản chấm dứt xung đột với Phong trào Hezbollah ở Liban.

Hãng tin TASS dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này giành quyền kiểm soát thành phố Selidovo, phía Ukraine gọi là Selydove ở vùng Donetsk.

Nga vừa công bố video phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars trong cuộc tập trận răn đe hạt nhân như một thông điệp gửi tới Mỹ và các quốc gia phương Tây về quan điểm trong cuộc chiến tại khu vực và những thay đổi trong học thuyết hạt nhân mới đây. Với khả năng tấn công mạnh mẽ, tính cơ động cao và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương, Yars đang đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược răn đe hạt nhân, giúp Nga duy trì thế cân bằng chiến lược trên thế giới.

Hãng thông tấn quốc gia Liban đưa tin nhiều xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào vùng ngoại ô phía đông làng Khiam, cách biên giới với Israel khoảng 6 km. Đây là lần xâm nhập sâu nhất của Israel vào miền Nam Liban kể từ khi chiến dịch trên bộ được triển khai vào tháng trước.

Ngành công nghiệp quân sự của Mỹ và các đồng minh đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu về vũ khí và đạn dược của Ukraine và cần phải "trở nên linh hoạt và kiên cường hơn", Lầu Năm Góc lập luận trong kế hoạch thực hiện Chiến lược Công nghiệp Quốc phòng (NDIS), được công bố vào ngày 29/10.

Ukraine sẽ tuyển thêm 160.000 quân trong ba tháng tới, theo tuyên bố từ các nhà lập pháp. Hơn một triệu quân đã được tuyển, nhưng tổn thất lớn đã khiến Lực lượng vũ trang Ukraine phải chịu cảnh thiếu hụt nhân lực.

Tổng thống Nga, Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Nga Vladimir Putin đã tuyên bố khởi động một cuộc tập trận răn đe hạt nhân chiến lược. Ông Putin giám sát cuộc tập trận từ trung tâm phản ứng của Điện Kremlin thông qua video trực tuyến.

Ngày 29/10, người phát ngôn chính phủ Iran cho biết, nước Cộng hòa Hồi giáo này có kế hoạch tăng khoảng 200% ngân sách quốc phòng.

Ngày 29/10, các lực lượng Nga đã kiểm soát 3 cộng đồng tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Lực lượng vũ trang Nga đã tiến được hơn một km vào sâu khu vực Orekhovo của Vùng Zaporozhye.

Một vụ đánh bom của Nga hôm 28/10 đã phá hủy phần lớn tòa nhà Derzhprom - một trong những địa danh nổi tiếng nhất có từ những năm 1920 tại thành phố Kharkov của Ukraine.

Tình báo quân sự Ukraine đã đánh lạc hướng và cho nổ tung một cây cầu đường sắt mà quân đội Nga sử dụng cho hoạt động hậu cần, phục vụ chiến dịch tấn công ở tỉnh Zaporizhia.

Lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố đã tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào 3 tàu nước ngoài liên quan đến Israel tại khu vực Biển Đỏ và biển Arab.

Tổng thống Nga xác nhận, Bộ Quốc phòng nước này đang nghiên cứu các phương án phòng thủ, trong khi cảnh báo rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa Moscow và NATO.

Mới đây, các cuộc đàm phán nhằm đạt được lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza đã được nối lại tại thủ đô Doha của Qatar.

Sáng 29/10, quân đội Israel cho biết, lực lượng Hezbollah ở Liban đã phóng 150 quả tên lửa tấn công khu vực phía Bắc nước này.

Ngày 28/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cho biết Tehran sẽ kiên quyết đáp trả các cuộc không kích của Israel vào các địa điểm quân sự của nước này cuối tuần qua.

Israel đã không kích Tyre, một thành phố ven biển cổ kính ở Liban, Di sản Thế giới nổi tiếng được UNESCO công nhận. Vụ ném bom khiến nhiều khu vực ở trung tâm thành phố trở thành đống đổ nát.

Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã ngăn chặn thành công nỗ lực xâm nhập lãnh thổ ở vùng Bryansk, trong khi Ukraine dùng UAV tấn công các nhà máy ethanol ở Nga.

Các chuyên gia vừa đưa ra những kết quả nghiên cứu mới về cuộc không kích của Israel vào những cơ sở quan trọng ở Iran hôm 26/10, bao gồm một tòa nhà liên quan đến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân đã ngừng hoạt động và các cơ sở sản xuất tên lửa.

Còi báo động vang lên tại miền Bắc Israel vào sáng nay 28/10 theo giờ địa phương. Tiếp theo đó là các cột khói tên lửa phòng không và các tiếng nổ liên tiếp.

Bộ Quốc phòng Nga thông tin các đơn vị phòng không của Nga đã phá hủy hoặc đánh chặn 51 máy bay không người lái của Ukraina trong đêm.

Tổng thống Iran hôm qua (27/10) khẳng định nước này không muốn chiến tranh, nhưng sẽ đáp trả mạnh mẽ cuộc tấn công của Israel vào Iran sáng sớm ngày 26/10.

Tổng thống Ai Cập vừa đưa ra đề xuất một lệnh ngừng bắn ban đầu kéo dài hai ngày ở Gaza để trao đổi bốn con tin người Israel của Hamas lấy một số tù nhân Palestine.

Iran cho biết sẽ có phản ứng thích đáng sau các cuộc tấn công của Israel hôm 26/10.

STM-308 được thiết kế như một phiên bản tương tự nhưng hiệu quả hơn của súng trường bắn tỉa SVD, được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga vào những năm 1960.

Quân đội Israel đã công bố đoạn phim được cho là ghi lại cảnh các cuộc không kích vào một khu liên hợp ngầm của Hezbollah ở miền Nam Liban.

Israel đang gia tăng các cuộc tấn công vào lực lượng Hezbollah ở Liban. Sáng sớm 27/10, nhiều người dân nghe thấy tiếng nổ và khói bốc lên từ xa trên bầu trời Beirut.

Sau cuộc tấn công của Israel vào Iran hôm 26/10, các quan chức Mỹ đã nhanh chóng cảnh báo cả hai nước không nên tiếp tục vòng xoáy bạo lực, nhưng các nhà phân tích cho biết việc hạ nhiệt căng thẳng lâu dài không phải là kết quả chắc chắn.