Australia cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Ngày 28/11, các nhà lập pháp Australia đã phê chuẩn lệnh cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội (MXH). Lệnh cấm này được coi là một trong những lệnh kiểm soát đối với trẻ em nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Dự luật đã được đảng Tự do đối lập ủng hộ mạnh mẽ và được Hạ viện Australia thông qua vào ngày 27/11 với 102 phiếu thuận và 13 phiếu chống. Trước đó, dự luật được Thượng viện thông qua vào cuối ngày 26/11.

Lệnh cấm này nhằm giải quyết tác động của việc sử dụng mạng xã hội quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em. Lệnh cấm đã ảnh hưởng mạnh đến các nền tảng mạng xã hội bao gồm X, Facebook, Instagram, TikTok, Snapchat và Reddit, nhưng không phải YouTube.

Các nền tảng mạng xã hội sẽ chịu trách nhiệm thực thi lệnh cấm này và có một năm để tìm ra biện pháp giới hạn độ tuổi dưới 16. Đây là giới hạn tuổi cao nhất chưa có bất kỳ quốc gia nào đặt ra. Nếu có những vi phạm mang tính hệ thống trong việc ngăn trẻ em có tài khoản, các nền tảng mạng xã hội sẽ phải chịu khoản tiền phạt lên tới 33 triệu USD.

Australia chính thức thông qua lệnh cấm dùng mạng xã hội đối với người dưới 16 tuổi

Những người ủng hộ lệnh cấm đã trích dẫn tác động của những hình ảnh có hại trên mạng xã hội đối với trẻ em. Lệnh cấm đã được thông qua ngay sau khi một loạt thanh thiếu niên Australia tự tử và gia đình họ cho rằng con em họ đã bị bắt nạt thông qua nền tảng mạng trực tuyến.

Ông Rob Nicholls, cộng tác viên nghiên cứu cấp cao tại Khoa Truyền thông và Phương tiện truyền thông của Đại học Sydney, cho biết: "Cơ sở cho điều này là phần lớn người Australia đều cảm thấy rằng mạng xã hội gây hại nhiều hơn là có lợi".

Một cuộc thăm dò của YouGov công bố ngày 26/11 cho thấy 77% người Australia ủng hộ lệnh cấm, tăng lên nhiều so với mức 61% vào tháng 8.

Các quốc gia khác cũng đã cố gắng áp đặt giới hạn sử dụng mạng xã hội đối với trẻ em, như nước Mỹ đã yêu cầu các công ty mạng xã hội phải có được sự đồng ý của cha mẹ để thu thập dữ liệu từ trẻ em dưới 13 tuổi. Nhưng lệnh cấm của Australia còn nghiêm ngặt hơn, đó là sẽ không có trường hợp ngoại lệ nào được chấp nhận ngay cả khi có sự cho phép của phụ huynh cũng như không có bất kỳ ngoại lệ nào đối với các tài khoản đã tồn tại từ trước.

Luật được thông qua vội vàng

Lệnh cấm đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng nhưng lại bị các chuyên gia chỉ trích vì cho rằng nó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực không mong muốn. Những người phản đối đã chỉ trích lệnh cấm là công cụ quá thô bạo và cho rằng việc thông qua lệnh cấm này diễn ra quá vội vàng.

Dự luật được trình lên Quốc hội tuần trước chỉ cho phép có một ngày để nộp ý kiến ​​về dự luật. Thượng nghị sĩ Matt Canavan, người phản đối dự luật, cho biết đã có 15.000 ý kiến ​​nộp về dự luật trong thời gian một ngày và các nhà lập pháp chỉ có thể xem xét một phần nhỏ trong số đó.

Thượng nghị sĩ Matt Canavan, ngày 26/11, trong một ý kiến bất đồng được công bố, cho rằng “Đây là một vấn đề rất nhạy cảm và nhu cầu sử dụng mạng xã hội là dễ hiểu. Các chính trị gia phải nhìn nhận rõ và 'làm điều gì đó' cho vấn đề này. Tuy nhiên, đây cũng là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp cần được xem xét cẩn thận chứ không phải theo cách vội vàng để cản trở quá trình này”.

Ý kiến trái chiều

Google và Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram, ngày 26/11 đã thúc giục Australia hoãn việc thông qua luật và cho rằng cần thêm thời gian để đánh giá tác động tiềm tàng của lệnh cấm. ByteDance, công ty Trung Quốc sở hữu TikTok, cũng cho biết cần phải tham vấn thêm.

Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu của X, đã chỉ trích dự luật cấm vào tuần trước là "một cách bí mật để kiểm soát quyền truy cập Internet của tất cả người dân Australia".

Các cơ quan có kế hoạch thực thi quy định về độ tuổi bằng cách thử nghiệm hệ thống xác minh độ tuổi có thể bao gồm thông tin sinh trắc học hoặc nhận dạng của chính phủ, điều mà chưa quốc gia nào khác từng thử, làm dấy lên lo ngại về vấn đề quyền riêng tư.

Một ủy ban của Thượng viện Australia đã ký thông qua luật vào cuối ngày 26/11 nhưng cho biết các nền tảng truyền thông xã hội nên tìm "các phương pháp thay thế để đảm bảo độ tuổi" thay vì buộc người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân như hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân kỹ thuật số khác.

Chính phủ Australia cho biết họ sẽ đảm bảo những người trẻ tuổi tiếp tục được tiếp cận các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp, các nền tảng chơi game trực tuyến như Roblox và các dịch vụ thiết yếu liên quan đến y tế và giáo dục.

Ông Daniel Angus, giáo sư về truyền thông số tại Đại học Công nghệ Queensland, cho biết dự luật này "phi logic và thiếu thông tin" và thiếu các chi tiết quan trọng về cách thức thực hiện. Ông Angus cho rằng những tác hại tiềm tàng của mạng xã hội mà chính phủ nêu ra không được chứng minh đầy đủ bởi các nghiên cứu chất lượng cao. Ông lưu ý rằng trẻ em thiệt thòi, sống ở vùng nông thôn hoặc thuộc nhóm thiểu số phụ thuộc vào mạng xã hội để phục vụ cộng đồng, giáo dục và giao lưu. Ông cho biết: “Bằng cách áp dụng lệnh cấm toàn diện, chính phủ đã bỏ qua những trải nghiệm thiết yếu và đa dạng này, qua đó làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có”.

Thượng nghị sĩ đối lập Maria Kovacic lại cho rằng dự luật này không phải là cực đoan: "Trọng tâm cốt lõi của luật này rất đơn giản: Nó yêu cầu các công ty truyền thông xã hội thực hiện các bước hợp lý để xác định và xóa người dùng chưa đủ tuổi khỏi nền tảng của họ", bà Kovacic nói với Thượng viện. Bà Kovacic còn nói: “Đây là trách nhiệm mà các công ty truyền thông này đáng lẽ phải thực hiện từ lâu, nhưng trong thời gian quá dài, họ đã trốn tránh trách nhiệm này để chạy theo lợi nhuận”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Băng tuyết đã trở thành một nguồn tài nguyên quý giá đối với ngành du lịch Trung Quốc. Nước này đang đầu tư mạnh vào du lịch mùa đông nhằm thúc đẩy kinh tế ở vùng phía Bắc và Đông Bắc, nơi có khí hậu lạnh.

Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ 4 công dân Nga bị cáo buộc âm mưu tấn công khủng bố những nơi công cộng ở thành phố Yekaterinburg. 4 đối tượng này đều trong độ tuổi 15-16 tuổi và và có quan điểm ủng hộ một tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.

Mỹ đã viện trợ rất nhiều vũ khí cho Ukraine trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Thông tin trên được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiết lộ khi trả lời phỏng vấn của tờ New York Times.

Châu Âu và Mỹ đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông khi nhiều người đi lại, tụ họp trong dịp lễ cuối năm và đón năm mới. Hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận, phổ biến nhất là chủng virus cúm B.

Trung Quốc đang đối mặt với số ca nhiễm các bệnh hô hấp liên quan đến virus HMPV gia tăng, dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Đợt bùng phát xảy ra 5 năm sau khi thế giới lần đầu phát hiện dịch Covid-19, khiến nhiều người lo lắng viễn cảnh về đại dịch khác.

Trung Quốc mới đây đã ra mắt chiếc ô tô điện vừa chạy vừa bay đầu tiên mang tên "Dongda Kunpeng-1" do nhóm nghiên cứu của Đại học Đông Nam phát triển.