Bảy di sản lịch sử của Hà Nội thành không gian sáng tạo

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô.

1. Cung Thiếu nhi Hà Nội

Cung Thiếu nhi (36 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội) hơn 40 năm qua là điểm đến quen thuộc, thân thương và cũng là cả "bầu trời tuổi thơ", nơi từng ươm mầm các tài năng nghệ thuật của Hà Nội cũng như của cả nước. Nơi đây là một di sản kiến trúc hiện đại và là ký ức tuổi trẻ Hà Nội, gắn liền với cảm xúc, tình cảm của biết bao người dân.

Cung Thiếu nhi Hà Nội.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp. Ngày 21/1/1960, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký thông tư đổi tên ngân hàng này thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Bắc Bộ Phủ

Bắc Bộ Phủ là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Trong Cách mạng Tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8/1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ. Kết thúc Chiến tranh Đông Dương (1954), Bắc Bộ Phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.

Bắc Bộ Phủ.

4. Nhà hát Lớn

Nhà hát Lớn Hà Nội nằm ở khu vực sầm uất bậc nhất Thủ đô với diện tích xây dựng đạt khoảng 2.600 m². Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911 và được phỏng theo nguyên mẫu là nhà hát Opera Garnier nhưng nơi đây có tầm vóc nhỏ hơn; đồng thời, các vật liệu sử dụng cho công trình cũng được thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện khí hậu của Việt Nam.

Nhà hát Lớn.

5. Đại học Tổng hợp

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực. Địa điểm chính của trường tại 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Nơi đây trước Cách mạng Tháng Tám là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926.

Đại học Tổng hợp.

6. Tuyến phố Tràng Tiền

Phố Tràng Tiền xưa kia là một con đường dài, phía Tây giáp phủ Chúa Trịnh, phía Đông giáp với cửa ô Tây Long, tức là Nhà hát Lớn Hà Nội ngày nay, thông ra căn cứ Đồn Thủy và bến sông Hồng. Đường này đi qua đất của ba thôn Tây Long, Thạch Tần, Cựu Lâu, thuộc tổng Phúc Lâm (Hữu Túc), huyện Thọ Xương cũ. Khoảng năm 1808, một xưởng đúc tiền được Vua Gia Long nhà Nguyễn cho lập ra ở đây, tên chữ là Bảo Tuyền Cục, dân quen gọi là Tràng Tiền.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

7. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Được thành lập theo Quyết định số 1674/QĐ-TTg ngày 26/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là công trình văn hóa tọa lạc ở khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Bảo tàng lưu giữ, trưng bày, giới thiệu lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến ngày nay thông qua hệ thống tài liệu, hiện vật vô cùng đồ sộ, quý giá, trong đó có nhiều hiện vật là bảo vật quốc gia.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Nối tiếp thành công từ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội các năm 2022, 2023, Lễ hội năm 2024 với chủ đề "Giao lộ sáng tạo" tiếp tục là một bứt phá, mang đến nhiều điều thú vị mới, khơi dậy hơn nữa tinh thần sáng tạo trong mỗi người, nhất là thế hệ trẻ, để thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo của thành phố, kết nối các giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo với vị thế của Thủ đô - trung tâm sáng tạo của cả nước.

Lễ hội tiếp tục thúc đẩy quá trình phát triển mạng lưới nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ các không gian sáng tạo và ra mắt Trung tâm Điều phối hoạt động sáng tạo của thành phố tại Bảo tàng Hà Nội trong tháng 11/2024.

Khu vực diễn ra lễ hội là Quảng trường Cách mạng tháng Tám, nơi kết nối trục "Tinh hoa di sản" phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông; trục "Kinh tế sáng tạo" dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền gồm các công trình kiến trúc nổi bật như: Cung Thiếu nhi, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Khoa học Tự nhiên; các không gian văn hóa: hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn.

Lễ hội tập trung vào ba trụ cột: Thiết kế - Cộng đồng - Sáng tạo; có hơn 100 hoạt động sáng tạo thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa, với sự tham gia của các cộng đồng sáng tạo từ các thành phố thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, trường đại học, Thành Đoàn Hà Nội, quận, huyện, thị xã thuộc thành phố.

Các hoạt động sáng tạo được tổ chức sẽ là cuộc "đối thoại" giữa công trình hiện hữu, gắn ký ức cộng đồng với những ý tưởng sáng tạo mới để nhấn mạnh vai trò của giới trẻ tiếp nối, phát huy giá trị của dân tộc trong phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy Thủ đô phát triển, thực sự xứng tầm là trung tâm sáng tạo của cả nước. Cùng với đó, tinh thần sáng tạo được lan tỏa tại khắp không gian di sản văn hóa, không gian sáng tạo, làng nghề truyền thống trên khắp tuyến phố, quận, huyện, thị xã của Thủ đô.

Lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 được tổ chức vào 19 giờ 30 phút ngày 9/11 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám (trước Nhà hát Lớn).

Trong khuôn khổ lễ hội diễn ra các hoạt động: Sắp đặt 3 công trình biểu tượng (Pavilion) "Hành lang thơ ngây" tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, "Dòng" ở vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, "Rồng rắn lên mây" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; hoạt động văn hóa nghệ thuật, trưng bày, triển lãm; hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế; tour du lịch sáng tạo kết hợp các hoạt động lễ hội; hoạt động cộng hưởng của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và các quận, huyện, thị xã của Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.