Bé 10 tháng phải thở máy do bệnh tay chân miệng

Bé trai 10 tháng tuổi, sống tại Gia Lâm, Hà Nội được đưa vào bệnh viện trong tình trạng viêm phổi có suy hô hấp, kèm theo biểu hiện bệnh tay chân miệng.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhi là bé P.M.N, sinh năm 2022. Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho hay, bé N. vào viện trong tình trạng viêm phổi có suy hô hấp, kèm theo biểu hiện bệnh tay chân miệng không điển hình.

Theo dõi điều trị cho bệnh nhi mắc tay chân miệng. Ảnh: 24h

Sau một ngày điều trị, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu chuyển độ nặng của bệnh tay chân miệng: mạch nhanh 200 lần/phút, sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, suy hô hấp tiến triển, huyết áp tăng.

Bệnh nhân được thở máy hỗ trợ hô hấp và điều trị theo phác đồ bệnh tay chân miệng độ 3, được dùng thuốc IVIG, các thuốc hỗ trợ tim mạch, hạ áp... Sau 5 ngày điều trị, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân cải thiện, không sốt, nhịp tim giảm, huyết áp trong giới hạn bình thường, đỡ suy hô hấp. Bệnh nhi được rút ống nội khí quản sau 6 ngày điều trị. Sau khoảng 10 ngày, tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đã hồi phục.

Theo Bác sĩ Hoàng Văn Kết - Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, với những bệnh nhiễm virus cấp tính như vậy, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, bàn chân, bàn tay, mông, gối… cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Ảnh minh họa

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh mức độ nhẹ, được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, gặp nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 3 tuổi. Bệnh biểu hiện nhiều mức độ, nên việc chẩn đoán sớm, theo dõi là rất cần thiết để tránh những biến chứng nặng nề.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin phòng ngừa đặc hiệu. Vì vậy, phòng lây nhiễm là rất quan trọng: hạn chế tối đa tiếp xúc giữa trẻ bệnh và trẻ lành, vệ sinh tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ chơi và dụng cụ dùng chung, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nâng cao thể trạng, để trẻ có miễn dịch tốt, giúp hạn chế nguy cơ mắc và bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.