Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ
Sau khi được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phù Linh tập huấn xử lý rơm rạ tại nguồn, năm nay sau khi thu hoạch, 738 hộ dân tham gia phân loại rác thải hữu cơ tại nguồn, xử lý rơm rạ sau thu hoạch làm phân bón cho cây trồng. Phù Linh là xã có đường bay qua, nhiều năm nay việc xử lý rơm rạ không chỉ góp phần đảm bảo an toàn đường bay mà còn tiết kiệm được phần lớn lượng phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Ông Nguyễn Công Huấn, trưởng thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, cho biết: “Chi hội phụ nữ giúp bà con nông dân tập huấn xử lý rơm làm phân bón, nhân dân được hưởng lợi từ chính thành quả đó, không phải sử dụng thuốc trừ sâu, không gây ô nhiễm môi trường”.
Hình ảnh nhiều nhóm phụ nữ tất bật trên cánh đồng sau vụ gặt lúa, người gom bê rơm đã khô, người đánh đống, người tưới nước rắc chế phẩm ủ rơm… đã trở nên rất đỗi quen thuộc ở Sóc Sơn. Khoảng 1 tấn rơm, 20-25 ngày sau khi rơm rạ hoai mục sẽ thu hoạch được 60-70kg phân hữu cơ.
Bà Phạm Thị Thanh, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Sóc Sơn, chia sẻ: “Trên địa bàn Sóc Sơn có sân bay nội bài, khi đốt rơm ảnh hưởng đến đường bay, do đó huyện chỉ đạo rất quyết liệt với người dân là sau thu hoạch sẽ xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ. Chúng tôi hướng dẫn phân loại rác hữu cơ tại nguồn, sử dụng làn đi chợ”.
Mô hình đang được nhân rộng và lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn huyện. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu đối với vấn đề xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn phân hữu cơ, vừa có ích cho cây trồng, đồng thời giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nhiều doanh nghiệp lớn như Masan, Hoàng Anh Gia Lai, CII và MWG... đã đồng loạt lên tiếng trấn an cổ đông, khẳng định hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng và đã có sẵn các chiến lược ứng phó hiệu quả trước chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Quý I/2025 chứng kiến đà tăng chững lại của giá chung cư tại Hà Nội sau 8 quý tăng phi mã. Thông tin này được đơn vị nghiên cứu Bất động sản CBRE công bố sáng 9/4.
Mức thuế đối ứng của Mỹ áp dụng với hàng loạt quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức có hiệu lực vào trưa 9/4 giờ Việt Nam. Nhiều chuyên gia lo ngại, mức thuế 46% có thể ảnh hưởng tới làn sóng đầu tư vào Việt Nam.
Giá vàng trong nước tăng gần 2 triệu đồng, lên sát 102 triệu đồng một lượng trong ngày 9/4.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố ấn phẩm kinh tế thường niên: “Báo cáo Triển vọng châu Á tháng 4/2025” vào sáng 9/4, duy trì triển vọng tích cực cho Việt Nam nhưng chính sách thuế quan của Mỹ đang đặt ra nhiều thách thức lớn.
Giá vàng trong nước sáng 9/4 tăng nhẹ, hiện vàng miếng SJC vẫn giữ vững mốc trên 100 triệu đồng/lượng.
0