Campuchia bác tin máy bay MH370 rơi ở rừng rậm

Campuchia đã bác bỏ thông tin cho rằng máy bay MH370 của Malaysia Airlines có thể đã rơi xuống một rừng rậm của nước này. Tuy nhiên, Campuchia sẵn sàng hợp tác nếu Malaysia đề nghị mở một cuộc điều tra.

Báo Khmertimes của Campuchia hôm nay đưa tin, giới chức nước này đã bác bỏ mọi thông tin trên tờ The Mirror của Anh rằng các bộ phận của máy bay MH370 của Malaysia Airlines đã được tìm thấy trong một khu rừng sâu ở Campuchia. Campuchia sẵn sàng hợp tác với chính quyền Malaysia nếu có yêu cầu điều tra về vụ việc này.

Người phát ngôn kiêm Thứ trưởng Bộ Hàng không Dân dụng Campuchia, ông Sin Chanserivutha khẳng định thông tin về việc phát hiện máy bay MH370 ở Campuchia là giả mạo.

Ông Sin Chanserivutha đồng thời chỉ ra rằng cả nội dung thông tin và hình ảnh được công bố đều đã được đăng một lần khoảng 8 năm về trước và mới được chỉnh sửa lại ngày đăng gần đây, nên điều đó đã tạo ra nhầm lẫn.

“Chúng tôi không biết mục đích của việc đưa tin sai sự thật này, chỉ biết rằng họ có ý đồ xấu chống lại Campuchia”, người phát ngôn Bộ Hàng không Dân dụng Campuchia nhấn mạnh.

Ảnh vệ tinh được cho là máy bay MH370 ở giữa rừng rậm Campuchia.

Phản ứng trên được đưa ra sau khi báo Mirror có trụ sở ở Anh đưa tin: "Bí ẩn MH370 'được giải quyết' bởi Google Maps khi chiếc máy bay vẫn được tìm thấy ở rừng rậm Campuchia".

Ông Chanserivutha cho rằng nếu các nhà nghiên cứu quốc tế hoặc bất kỳ ai tìm thấy, hoặc có đủ bằng chứng chứng minh máy bay Malaysia Airlines mất tích trong rừng rậm Campuchia thì chính quyền nước này sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng Malaysia.

Ian Wilson, chuyên gia tự xưng đến từ Anh, được The Mirror dẫn lời hôm thứ Bảy tuần trước rằng, phần còn lại của chiếc máy bay Malaysia Airlines mất tích nằm rải rác trong một khu rừng rậm ở Campuchia dựa vào những bằng chứng hình ảnh do mình đưa ra.

Hình ảnh được cho là nơi MH370 rơi ở khu vực rừng rậm Campuchia.

Sự biến mất của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 đã dẫn đến hoạt động tìm kiếm máy bay lớn nhất từ ​​trước đến nay. Đây vẫn là một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất trong lịch sử.

Chiếc Boeing 777 của chuyến bay MH370 chở theo 227 hành khách và 12 phi hành đoàn đã mất tích khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào ngày 8/3/2014.

Kể từ khi chiếc máy bay mất tích bí ẩn trên không, nhiều hoạt động tìm kiếm đã được thực hiện nhưng thất bại. Malaysia, Trung Quốc và Australia đã chi hơn 130 triệu USD thăm dò dưới nước vào tháng 1/2017 mà không thu được kết quả.

Cuối năm 2018, Malaysia hợp tác với Ocean Infinity để khám phá phía Nam Ấn Độ Dương và công bố khoản tài trợ 70 triệu USD nếu tìm thấy máy bay.

Vào tháng 3/2024, tròn 10 năm kể từ ngày máy bay mất tích, Bộ Giao thông vận tải Malaysia tuyên bố sẽ tiếp tục phối hợp cùng Ocean Infinity, cam kết sẽ nỗ lực để tìm ra phi cơ mất tích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 27/9, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm cho biết, Trung Quốc và Brazil cùng với các quốc gia thuộc Nam toàn cầu có cùng quan điểm sẽ thành lập một nền tảng “Bạn bè của Hòa bình” nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ba máy bay chở khách của Nga đã bị đe dọa khi bay qua các vùng phía Nam của nước này. Các phi công của những chiếc máy bay này nhận được các lời đe dọa hủy diệt, được truyền tải bằng tiếng Anh qua tần số khẩn cấp.

Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) thông báo mở cuộc điều tra chống phân biệt đối xử với các biện pháp hạn chế của Canada nhằm vào một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Israel không kích thị trấn Đông Nam Liban vào sáng nay khiến 9 người thiệt mạng. Xung đột giữa Israel và Hezbollah leo thang với hàng loạt cuộc không kích chết chóc khiến àng chục nghìn người ở Liban đã vượt biên vào Syria. Trong khi đó, Nhật Bản đã điều máy bay quân sự sơ tán công dân.

Ngày 27/9, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, đội ngũ của ông đã nhóm họp để thảo luận về đề xuất của Mỹ về lệnh ngừng bắn với phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Liban và sẽ tiếp tục thảo luận trong những ngày tới.

Vụ việc liên quan đến tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới đầu tiên trong dòng tàu lớp Zhou được cho là xảy ra ở Vũ Hán vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.