Cần đánh giá đầy đủ thực trạng nợ xây dựng cơ bản

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai - Đoàn ĐBQH Tp Hà Nội nhận thấy, các số liệu còn chưa trùng khớp với nhau được, đặc biệt là về nợ xây dựng cơ bản. Đại biểu đề nghị cần đánh giá thực trạng một cách toàn diện, đầy đủ nhất về “bức tranh” nợ xây dựng cơ bản.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay (7/6), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về "Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022". Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Cần đánh giá đầy đủ thực trạng nợ xây dựng cơ bản 

Mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc thảo luận về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước là nhiệm vụ thường xuyên tháng 5 hằng năm của Quốc hội để đánh giá việc thực hiện chính sách tài khóa trong một năm và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Quốc hội đã nghe tờ trình của Chính phủ và thảo luận tại tổ về nội dung này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Phát biểu thảo luận, Đại biểu Đỗ Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về Báo cáo Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Đại biểu Đỗ Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh

Đại biểu đánh giá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước.

Trong đó, thu ngân sách năm 2022 vượt dự toán 28,8%, thu từ các khu vực doanh nghiệp nhà nước, FDI, kinh tế ngoài quốc doanh đều đạt và vượt dự toán, cân đối ngân sách chi thực hiện mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giảm nợ công và bội chi ngân sách.

Đại biểu cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, còn một số hạn chế cần quan tâm khắc phục. Trong đó, số liệu báo cáo của Chính phủ và bộ, ngành liên quan thực hiện vốn ngân sách nhà nước còn một số bất cập.

Đoàn đại biểu tham gia chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay tại Nhà Quốc hội

Số liệu báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 của Chính Phủ còn có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách;

Đặc biệt số quyết toán chi ngân sách nhà nước giảm 407.317 tỷ, số bội chi ngân sách nhà nước giảm 49.317 tỷ. Như vậy giảm nhiều so với dự toán. Theo đại biểu, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, lập dự toán ngân sách Nhà nước các năm sau.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình, thống kê tổng hợp đánh giá của cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng báo cáo về ngân sách nhà nước và các cơ quan đơn vị liên quan hướng đến số liệu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước thực chất hơn.

Phạm Thị Thanh Mai, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội

Bày tỏ đồng tình với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo của Kiểm toán nhà nước đã kiểm toán, quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội bày tỏ quan tâm đến vấn đề Chính phủ đã báo cáo về kết quả đạt được, những hạn chế, trong đó có nhóm vấn đề tồn tại lâu dài mà chưa có phương án giải quyết hiệu quả.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nhận thấy, các số liệu còn chưa trùng khớp với nhau được, đặc biệt là về nợ xây dựng cơ bản. Đại biểu cho biết, nội dung này đại biểu đã nêu tại Kỳ họp thứ 5 năm 2023 về quyết toán NSNN năm 2021. Do đó, đại biểu đề nghị cần đánh giá thực trạng một cách toàn diện, đầy đủ nhất về “bức tranh” nợ xây dựng cơ bản.

Qua theo dõi, đại biểu nhận thấy, mặc dù có cố gắng nhưng hiện nay số nợ xây dựng cơ bản chưa có xu hướng giảm và đã xuất hiện mới. “Chúng ta không chỉ tồn tại nợ xây dựng cơ bản từ ngày 1/1/2015 trở về trước mà theo Luật Đầu tư đã nghiêm cấm vì đây là hành vi vi phạm.

Trong các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng như Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết 91 năm 2023 về phê chuẩn quyết toán NSNN yêu cầu Chính phủ rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo đánh giá đầy đủ, toàn diện, đúng thực trạng về tình hình nợ xây dựng cơ bản”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trân trọng tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại các phiên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường để hoàn thiện các giải pháp quản lý, điều hành ngân sách tốt trong thời gian tới, hoàn thiện hơn nữa công tác quyết toán ngân sách.

Về số liệu thực hiện ngân sách năm 2022 so với số liệu quyết toán, Bộ trưởng cho biết, tại Kỳ họp tháng 10 năm 2022, Bộ Tài chính đã có báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, dự báo việc thực hiện dự toán ngân sách của năm 2022, trong đó số liệu có chênh lệch so với báo cáo quyết toán.

Khi dự báo, trong tình hình thực hiện dự toán ngân sách, Bộ căn cứ vào số thực hiện tại thời điểm báo cáo. Bộ Tài chính có thể lấy số liệu đó một cách chính xác trong vòng chậm nhất một giờ, tuy nhiên, phần dự báo liên quan đến nhiều vấn đề phát sinh vào dịp cuối năm, nên số liệu có sự chênh lệch.

Về số chuyển nguồn lớn, Bộ trưởng cho biết, chuyển nguồn ngân sách từ 2022 sang 2023, trong đó có phần thực hiện cải cách tiền lương chiếm 37,7%, chi đầu tư phát triển chiếm 27,3%, tăng thu tiết kiệm chi chiếm 25%, các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 chiếm 1,8%, kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước chiếm 0,87%.

Như vậy, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn.

Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng và được thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng cho biết, đối với vấn đề chuyển nguồn, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm, để số chuyển nguồn giảm đi.

Về số liệu thực hiện ngân sách năm 2022 so với số liệu quyết toán, Bộ trưởng cho biết, tại Kỳ họp tháng 10 năm 2022, Bộ Tài chính đã có báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, dự báo việc thực hiện dự toán ngân sách của năm 2022, trong đó số liệu có chênh lệch so với báo cáo quyết toán. Khi dự báo, trong tình hình thực hiện dự toán ngân sách, Bộ căn cứ vào số thực hiện tại thời điểm báo cáo.

Bộ Tài chính có thể lấy số liệu đó một cách chính xác trong vòng chậm nhất một giờ, tuy nhiên, phần dự báo liên quan đến nhiều vấn đề phát sinh vào dịp cuối năm, nên số liệu có sự chênh lệch.

Tiếp đó, trong sáng nay Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.

Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.

Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sáng 21/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Còn nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.