Châu Âu: Lo ngại giá trần khí đốt làm gia tăng lạm phát

Trong khi châu Âu đang chật vật với giá năng lượng tăng cao do tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine và việc cắt giảm nguồn cung, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Kadri Simson lại đề xuất áp giá trần khí đốt ở mức mà nhiều nước cho rằng là quá cao.

Ngày 23/11, Pháp và Tây Ban Nha, Ba Lan đã chỉ trích mức giá trần khí đốt 275 euro (283 USD) mỗi megawatt giờ (MWh) mà EU đề xuất một ngày trước đó.

Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribeca cho rằng mức giá trần khí đốt mà EU đề xuất sẽ chỉ khiến giá khí đốt tăng cao hơn

Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribeca cho rằng mức giá trần khí đốt mà EU đề xuất sẽ chỉ khiến giá khí đốt tăng cao hơn, cản trở những nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng lên mức cao nhất trong hàng thập kỷ.

Trong khi đó, Bộ Chuyển đổi năng lượng Pháp cho rằng mức giá đề xuất này của EU là chưa đủ và không đáp ứng được thực tế trên thị trường. Tuyên bố của bộ này nêu rõ: "Ủy ban châu Âu phải đề xuất một mức giá có thể áp dụng được chứ không phải mức giá mang lại tác động tiêu cực hoặc không có tác động nào cả". 

Trong một động thái tương tự, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 23/11 cho rằng mức giá trần khí đốt do EU đề xuất là quá cao.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu họp báo, ông Morawiecki nói: “Chúng tôi là một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ việc đưa ra quy định này của châu Âu. Nhưng mức giá đề xuất này thực sự là rất cao. Điểm mấu chốt là giữ giá ở mức chấp nhận được trong điều kiện khủng hoảng hiện nay. Và mức giá EU đề xuất khiến tôi lo lắng".

Trước đó, ngày 22/11, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Kadri Simson thông báo Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất áp giá trần khí đốt ở mức 275 euro/MWh trong bối cảnh khối này đang chật vật với giá năng lượng tăng cao do tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine và việc cắt giảm nguồn cung. 

Theo bà Simson, cơ chế điều tiết thị trường sẽ được tự động kích hoạt khi giá khí đốt vượt quá 275 euro/MWh trong 2 tuần liên tiếp, và chênh lệch giữa giá khí đốt hợp đồng tương lai tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan và giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu ở mức trên 58 euro trong 10 ngày giao dịch liên tiếp.

Bà nhấn mạnh đây là giải pháp cuối cùng để ngăn chặn tình trạng giá khí đốt tăng quá cao, không phù hợp với xu hướng tăng giá trên toàn cầu. Lần duy nhất, giá khí đốt tại TTF vượt giới hạn 275 euro/MWh là từ ngày 22-29/8 vừa qua.   

Các đề xuất trên sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị bộ trưởng năng lượng EU dự kiến diễn ra ngày 24/11. Nếu  được thông qua, EU sẽ áp mức giá trần khí đốt này vào tháng 1/2023. Cùng với việc áp giá trần khí đốt, các nước thành viên EU cũng có kế hoạch tình nguyện giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong mùa Đông này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký thông qua luật nhằm cấm nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Quân đội Ukraine đã cách chức chỉ huy đảm nhận mặt trận Kharkov và bổ nhiệm chuẩn tướng Mykhailo Drapatyi vào vị trí này.

Ngày 13/5, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn nguồn tin cho hay, người đứng đầu Tổng cục Nhân sự Bộ Quốc phòng nước này, Trung tướng Yury Kuznetsov, đã bị bắt giữ.

Theo RT, trong ngày 13/5, ông Andrei Belousov, người mới được Tổng thống Vladimir Putin để cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, đã có phiên điều trần trước Hội đồng Liên bang Nga. Tại đây, ông Belousov đã nêu những ưu tiên hàng đầu sau khi nắm quyền.

Ngày 13/5, nhà chức trách Mexico cho biết, ít nhất 14 người đã tử vong trong đợt nắng nóng thứ hai ở nước này kể từ ngày 3/5 đến nay, với nhiệt độ lên tới trên 40 độ C ở hàng chục bang và phá kỷ lục ở 10 thành phố trên cả nước.

Ngày 13/5, lực lượng cứu hộ Indonesia đã tìm thấy thêm một số thi thể, nâng số nạn nhân thiệt mạng do lũ quét và dung nham lạnh lên ít nhất 44 người và 15 người khác mất tích. Chính quyền địa phương tại khu vực núi Merapi, tỉnh Tây Sumatra của Indonesia đã ban bố tình trạng ứng phó khẩn cấp sau đợt lũ quét kinh hoàng.