Châu Âu tăng mạnh việc nhập khẩu vũ khí

Trong giai đoạn từ năm 2019-2023, các nước châu Âu đã nhập lượng vũ khí tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước đó. Đây là thông tin từ báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm công bố mới đây.

Theo nghiên cứu trên, lượng vũ khí châu Âu nhập khẩu từ năm 2019-2023 đã tăng 94% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Đặc biệt, sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, Ukraine nổi lên là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất châu Âu và xét trong giai đoạn từ năm 2019-2023, Ukraine là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới.

Trong giai đoạn từ năm 2019-2023, lượng xuất khẩu vũ khí của Mỹ đã tăng 17%, trong khi lượng xuất khẩu vũ khí của Nga giảm 53%. Chỉ tính riêng trong năm 2023, lượng xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm 52% so với năm 2022. Xuất khẩu vũ khí của Nga giảm đã giúp Pháp lần đầu tiên kể từ năm 1950 vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 16/5, tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra lễ khai mạc Năm Văn hóa Nga - Trung Quốc và buổi hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga - Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự sự kiện.

Ngày thứ hai trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, phía Đông Bắc Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đang nỗ lực đáp ứng các yêu cầu về vũ khí phòng không cho Ukraine, trong đó có việc cung cấp tên lửa Patriot.

Trong quý I/2024, hãng Huawei đã giành lại vị trí số 1 trong bảng xếp hạng doanh số điện thoại thông minh ở Trung Quốc kể từ năm 2019. Ngoài nhu cầu nội địa tăng với các mẫu điện thoại mới, có được kết quả này là nỗ lực của Huawei khi nâng cấp trải nghiệm người dùng tại các cửa hàng của hãng.

Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ngày 17/5 đã chỉ trích các đối thủ vì cáo buộc Bình Nhưỡng bán vũ khí cho Nga để phục vụ cuộc xung đột với Ukraine.

Các nước Thái Bình Dương gần quần đảo New Caledonia kêu gọi các bên liên quan giảm căng thẳng tại vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, cũng như hối thúc Chính phủ Pháp và chính đảng tại New Caledonia quay lại đàm phán.