Chủ động xử lý ổ dịch bệnh truyền nhiễm sau mưa lũ

Sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất ngập lụt ở nhiều nơi, là điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Bộ Y tế đề nghị ngành Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra.

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 11/8, đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Mưa lũ ở Yên Bái. (Ảnh: Thanh Sơn)

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh và các hậu quả về sức khỏe cho nhân dân, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng do thiên tai, nhất là vùng có thể bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Các đơn vị sẵn sàng và chủ động triển khai phương án phòng, chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra; củng cố và duy trì thường trực đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch, bệnh truyền nhiễm lưu hành khi có mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt. (Ảnh: ITN)

Các địa phương tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn....

Thực hiện các biện pháp vệ sinh khác theo khuyến cáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và đảm bảo y tế trên địa bàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.