Chủ tịch COP26 sẽ thăm Việt Nam

(HanoiTV) - Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 Alok Sharma sẽ tới Việt Nam để thảo luận về tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu từ ngày 13/2.

Theo đó, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), ông Alok Sharma sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 13- 15/2 để thảo luận về biến đổi khí hậu. Chuyến thăm diễn ra chỉ ba tháng sau khi Hội nghị COP26s được tổ chức vào tháng 11 năm 2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh.

Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, ông Sharma sẽ gặp và làm việc cùng Thủ tướng  Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà - Trưởng đoàn đàm phán về biến đổi khí hậu của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng để thảo luận về những bước tiến quan trọng mà Việt Nam đã đạt được tại Hội nghị COP26, bao gồm cả việc đồng ý thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow nhằm hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Hiệp ước Khí hậu Glasgow kêu gọi các quốc gia giảm dần điện than không sử dụng công nghệ giảm phát thải, loại bỏ dần việc trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, và yêu cầu các quốc gia, đến cuối năm nay, rà soát và đẩy mạnh các mục tiêu giảm phát thải đến năm 2030 cho phù hợp với mục tiêu đặt ra trong Thỏa thuận Paris. Các cam kết của Việt Nam cũng đã đóng góp đáng kể vào thành công chung của Hội nghị COP26. 

Ông Alok Sharma, Chủ tịch Hội nghị Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), 

Trong các cuộc thảo luận, ông Sharma cũng sẽ đề cập đến những hình thức Vương quốc Anh có thể hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực thích ứng và năng lượng thông qua Sáng kiến Xanh-Sạch, Quỹ Khí hậu Xanh và Hội đồng Chuyển dịch Năng lượng thuộc COP26, hiện đang tích cực điều chỉnh những hỗ trợ từ quốc tế để phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 Alok Sharma cho biết: “Chúng ta đã có những tiến triển vượt bậc tại Hội nghị COP26, bao gồm việc đạt được thỏa thuận Hiệp ước Khí hậu Glasgow để giữ mức nóng lên toàn cầu không quá 1,5 độ C. Vào năm 2022, các quốc gia cần thực hiện những cam kết họ đã đưa ra trong Hiệp ước Khí hậu Glasgow. Trong năm nay, các quốc gia cũng cần củng cố và xem xét lại các mục tiêu giảm phát thải đến năm 2030.” Tôi hoan nghênh vai trò lãnh đạo về khí hậu mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thể hiện tại Hội nghị COP26, trong đó bao gồm cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và tuyên bố “Chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch. Tôi mong muốn được trao đổi với các Bộ trưởng tại Hà Nội về những cách thức Vương quốc Anh có thể hợp tác cùng Việt Nam để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng này. Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập được mối quan hệ đối tác do quốc gia chủ trì với Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết khí hậu tại Glasgow.”

Bên cạnh đó, ông Sharma sẽ gặp các đối tác phát triển trong nước và quốc tế cùng cộng đồng doanh nghiệp để thảo luận về hình thức các bên có thể hỗ trợ thực hiện cam kết khí hậu đầy tham vọng Việt Nam đã công bố tại COP26, bao gồm cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và loại bỏ than vào những năm 2040. Chuyến thăm cũng nhấn mạnh cam kết của Vương quốc Anh trong việc xây dựng động lực từ Hội nghị COP26 cho hành động vì khí hậu toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Đội CSGT đường bộ số 11 đã đột xuất bố trí lực lượng, kiểm soát nồng độ cồn tại khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, huyện Thạch Thất. Những người được kiểm tra là lái xe khách chuyên chở cán bộ, công nhân làm việc tại khu vực này.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 28/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Hội Cựu giáo chức thành phố tổ chức gặp mặt, tri ân các nhà giáo tham gia chiến trường B, C, K và nhà giáo đi B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Báo Lao động Thủ đô phối hợp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô và những chính sách mới liên quan đến người lao động” vào sáng 28/4.

Hà Nội hiện vẫn còn 3 xã, phường chưa hoàn thành công tác đo đạc thực địa và đối soát bản đồ, gồm: An Khánh (huyện Hoài Đức), Kiến Hưng (quận Hà Đông), Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm).

Thời điểm này, khắp các tuyến đường, ngõ phố của Thủ đô được trang trí cờ hoa rực rỡ thể hiện niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Hà Nội.