Chứng khoán ngày 2/8: Bám sát thị trường để giải ngân
VN-Index quay đầu giảm điểm với thanh khoản trên 30.000 tỷ đồng: Kết thúc phiên giao dịch 1/8, sàn HOSE có 156 mã tăng, 310 mã giảm và 58 mã tham chiếu. VN-Index giảm 5,34 điểm tương đương 0,44% xuống vùng 1.217,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.280.939.063 đơn vị, tổng giá trị trên 26,4 nghìn tỷ đồng. Nhóm VN30 cũng diễn biến cùng chiều với chỉ số chung trong hôm nay khi giảm 8,63 điểm tương đương 0,70%. Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài bất ngờ bán ròng hơn 250 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại HPG, VHM, VIC và CTD.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 tạo ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 1/8, sàn HNX có 72 mã tăng và 125 mã giảm, HNX-Index giảm 0,20 điểm xuống 239,35 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 149 triệu đơn vị, giá trị trên 2.600 tỷ đồng. Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,86 điểm (+0,96%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 163 tiệu đơn vị, giá trị hơn 3.400 tỷ đồng.
Khối ngoại trở lại với đà bán ròng phiên 1/8: Bên cạnh áp lực bán trong nước gia tăng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ và chỉ số VN-Index đảo chiều giảm, khối ngoại cũng có phiên bán ròng lên tới 1.656 tỷ đồng. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 1/8, nhà đầu tư nước ngoài đã quay ra bán ròng 10,74 triệu đơn vị, giá trị bán ròng lên tới hơn 1.656 tỷ đồng; trong khi phiên giao dịch hôm qua ngày 31/7 mua ròng 11,2 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 90,17 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu MSB tiếp tục được mua ròng mạnh nhất với khối lượng hơn 12 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 168,97 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, cặp đôi nhà Vingroup bị bán ròng mạnh, trong đó VIC dẫn đầu khi bị bán ròng hơn 118,3 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 2,01 tỷ đồng và cổ phiếu VHM bị bán ròng 99,5 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 1,54 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư được khuyến nghị giảm tỷ trọng nắm giữ tại nhóm bluechips. Đồng thời chờ đợi diễn biến quanh vùng 1.200 - 1.210 điểm để giải ngân từng phần, tập trung vào những cổ phiếu chưa tăng mạnh.
Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 năm nay ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.
Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn. Trong văn bản này, Bộ đề nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng.
Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.
Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.
0