Công điện mới về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão Noru
Công điện gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum; các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Công điện nêu rõ: Bão Noru (bão số 4) dự báo với cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn, đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền nước ta; diễn biến của bão còn rất phức tạp, khó dự báo, trong khi khả năng chống chịu của nhà dân, cơ sở hạ tầng nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, an toàn khi xảy ra bão mạnh hết sức khó khăn.
Để chủ động ứng phó, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão Noru (bão số 4), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đặt mục tiêu bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân lên trên hết, trước hết trong chỉ đạo ứng phó nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương và người dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, đồng thời không hoang mang, mất bình tĩnh trước diễn biến của bão; tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó bão Noru (bão số 4) với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất, không để bị động, bất ngờ gây thiệt hại tính mạng của nhân dân.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát lại công tác ứng phó, triển khai ứng phó cụ thể phù hợp với diễn biến thực tế của bão trên địa bàn theo chỉ đạo tại Công điện số 855/CĐ-TTg ngày 25/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:
Các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đình hoãn các cuộc họp chưa thật cần thiết, cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai chống bão Noru (bão số 4), cần phân công từng đồng chí trong Thường vụ, lãnh đạo trực tiếp xuống từng địa bàn trọng điểm ứng trực để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.
Tập trung rà soát, cương quyết sơ tán triệt để tất cả người dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh thủy sản, khu vực ven biển, cửa sông, trong các nhà yếu không bảo đảm an toàn, nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập sâu trước khi bão đổ bộ vào (cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sơ tán, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế sơ tán để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân); chủ động bố trí lực lượng bảo đảm an ninh an toàn, bảo vệ tài sản cho người dân; bảo đảm lương thực, nước uống, an toàn phòng chống dịch cho người dân tại nơi sơ tán đến.
Tiếp tục rà soát phương tiện, tàu thuyền, không để tàu thuyền hoạt động trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão (kể cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch, các phương tiện hoạt động ven bờ, vùng cửa sông); hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại nơi neo đậu.
Huy động lực lượng hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản đến kỳ thu hoạch, chằng chống nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… để hạn chế thiệt hại khi bão, lũ.
Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ vào bờ để bảo đảm an toàn.
Tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm tại những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở chia cắt khi mưa lũ.
Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ cứu nạn khi có tình huống, nhất là cứu hộ cứu nạn trên biển, trên sông và những nơi bị chia cắt.
Các địa phương khác phải tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để kịp thời chỉ đạo ứng phó phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, trong đó kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền, phương tiện không để đi vào khu vực ảnh hưởng của bão Noru (bão số 4); chủ động triển khai các phương án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất tại vùng núi, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước…
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, dự báo chính xác nhất, cung cấp thông tin kịp thời đến các cơ quan liên quan và người dân để phòng, chống hiệu quả, giảm thiệt hại.
Các bộ, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác ứng phó bão Noru (bão số 4), đặc biệt lưu ý đảm bảo an toàn cho các đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, học sinh, phụ nữ và du khách; đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng, an toàn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân và các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng ứng phó cho người dân, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến bão, mưa lũ, công tác chỉ đạo ứng phó của các cấp các ngành để Nhân dân biết, chủ động phòng, chống.
Ban chỉ đạo tiền phương trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ. 8. Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, lũ; cập nhật kịp thời, bám sát diễn biến thực tế để chủ động báo cáo Ban chỉ đạo tiền phương và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Theo lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, hiện nay, mức kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 63.000 tỉ đồng đủ chi cho đội ngũ viên chức nghỉ việc sau tinh gọn.
Nhằm bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhất là trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản về việc tăng cường biện pháp quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Sau 10 năm đưa vào khai thác (2014 - 2024), tour thám hiểm Sơn Đoòng đã có 7.552 người chinh phục hang động lớn nhất thế giới. Trong đó, có khoảng 20 người đã chinh phục từ 2-8 lần. Sơn Đoòng đã góp phần đưa Phong Nha - Kẻ Bàng vào bản đồ du lịch thế giới, biến Phong Nha thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo" năm 2025 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam vào ngày 19/1, là hoạt động thường niên do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo, trong cả tuần này, Bắc bộ duy trì hình thái thời tiết ngày nắng hanh, trời rét về đêm và sáng, chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm lớn.
Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố không thực hiện thủ tục hải quan đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
0