Cuộc họp lần thứ 14 Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Nhật Bản

(HanoiTV) - Ngày 11/3/2020 tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia, đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 14 Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Nhật Bản (AJJCC).
Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại ASEAN, và ông Chiba Akira, Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN, đồng chủ trì cuộc họp

Tại cuộc họp, hai bên đánh giá cao những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội giữa ASEAN và Nhật Bản. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN với thương mại hai chiều năm 2018 đạt 231.7 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN đạt 21 tỷ USD năm 2018, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 3 của ASEAN.

Các nước ghi nhận kết quả tích cực trong thực hiện Kế hoạch sửa đổi 2017 triển khai Tuyên bố tầm nhìn ASEAN-Nhật Bản, với 71/75 dòng hành động đã được triển khai, tăng 3 dòng hành động so với năm 2019. Các nước ASEAN đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của Nhật Bản dành cho ASEAN trong nhiều năm thông qua Quỹ Liên kết ASEAN-Nhật Bản (JAIF) với tổng số tiền tài trợ đạt 84.565.949 USD tính đến 31/12/2019. Hiệp định Hợp tác kỹ thuật ASEAN-Nhật Bản (TCA) ký tháng 5/2019 cũng bắt đầu được triển khai thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ngay trong năm tài khóa 2019-2020 với 01 khóa đào tạo về tăng cường năng lực an ninh mạng, và 03 khóa đào tạo dự kiến trong năm 2020 về phát triển hệ thống liên vận bền vững khu vực, quản lý cảng biển chiến lược và xử lý rác thải biển.

Về định hướng cho hợp tác, ASEAN và Nhật Bản khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản, thực hiện hiệu quả các Tuyên bố chung của Lãnh đạo Cấp cao. ASEAN và Nhật Bản sẽ ưu tiên tăng cường hợp tác về kết nối, phát triển hạ tầng, thông qua thực hiện Đối tác Giao thông ASEAN-Nhật Bản (AJTP), đàm phán Hiệp định Dịch vụ Hàng không ASEAN-Nhật Bản, và tạo sự gắn kết giữa việc triển khai Sáng kiến của Nhật Bản về Đối tác mở rộng về hạ tầng chất lượng cao với Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 (MPAC 2025).

Các nước cũng nhấn mạnh cần sớm hoàn tất các thủ tục để Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản có hiệu lực, qua đó giúp gia tăng hơn nữa đầu tư và thương mại dịch vụ giữa hai bên, cũng như thúc đẩy việc ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) trong năm 2020.

Nhật Bản đánh giá cao và ủng hộ các ưu tiên của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, cũng như nhấn mạnh triển khai 3 định hướng phát triển quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác ASEAN-Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định cấp bổ sung 1,045 tỷ Yên (tương đương 9,5 triệu USD) cho Quỹ Liên kết ASEAN-Nhật Bản (JAIF) năm 2020, và 562.477.000 Yên (tương đương 5,11 triệu USD) cho Chương trình Giao lưu Thanh niên và Sinh viên Nhật Bản và Đông Á 2020 (JENESYS 2020), cũng như hoạch huy động 3 tỷ USD từ khu vực công tư trong ba năm 2020-2021, bao gồm 1,2 tỷ USD dành cho các khoản vay và đầu tư ở nước ngoài cho ASEAN thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Việt Nam tối 28/3 cho biết, được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, lãnh đạo nước ta đã gửi điện thăm hỏi.

Quốc hội Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc cụ thể hóa và đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Brazil đi vào chiều sâu, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tại Trụ sở Trung ương Đảng, trưa ngày 28/3.

Tổng thống Brazil nhấn mạnh chuyến công tác lần này tới Việt Nam thể hiện rõ việc Brazil đặc biệt coi trọng, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Brazil Lula da Silva vào chiều nay (28/3) tại Trụ sở Chính phủ.

Brazil đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong cuộc gặp gỡ báo chí giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Lula da Silva, sau cuộc hội đàm sáng ngày 28/3.