Đài phun nước ở Italy được phục hồi

Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Dự án trùng tu bao gồm việc loại bỏ bụi bẩn, ô nhiễm, oxit sắt và cặn vôi khỏi di tích thế kỷ 18, một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng nhất của Rome. Trong thời gian đó, đài phun nước đã được rút cạn nước nhưng du khách vẫn có thể ngắm đài phun nước từ một cầu đi bộ tạm thời.

Được hoàn thành vào năm 1762, đài phun nước là một kiệt tác cuối thời kỳ Baroque. Theo truyền thống, du khách phải ném một đồng xu vào đài phun nước để cầu mong họ sẽ quay trở lại Rome. Trong quá trình trùng tu, du khách phải ném tiền xu vào một hồ bơi tạm thời.

Vatican dự kiến sẽ có tới 32 triệu du khách đổ về thủ đô của Italy trong dịp đại lễ, gây sức ép rất lớn lên cơ sở hạ tầng cổ kính của Rome và làm tăng thêm gánh nặng trong việc quản lý lượng du khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên Steve Witkoff đã tham gia cuộc hội đàm cấp cao với các quan chức Ukraine và châu Âu tại Thủ đô Paris, Pháp, thảo luận về những nỗ lực tìm kiếm hòa bình trong cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết, Ukraine và Mỹ có thể ký một thỏa thuận khoáng sản vào tuần tới.

Lực lượng Hamas vừa tuyên bố bác bỏ đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel, khẳng định chỉ chấp nhận một thỏa thuận toàn diện bao gồm chấm dứt chiến sự, trao đổi tù nhân và tái thiết Gaza.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 17/4 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, tập trung vào tình hình Ukraine và các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra tại châu Âu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết Trung Quốc đã chủ động liên lạc để nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi Washington áp mức thuế nhập khẩu lên tới 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

5 năm sau đại dịch bệnh Covid-19 và qua quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, dự thảo hiệp ước về phòng chống và ứng phó đại dịch bệnh đã được các nhà thương thảo của 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí với nhau.