Đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng, Điện lực Hà Nội đã và đang tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp tại tất cả các đơn vị trực thuộc.

Tăng cường công tác đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, đặc biệt là trong các vùng còn ngập úng... những công việc này đang được Điện lực Hà Nội tập trung triển khai thực hiện trong toàn ngành.

Tại đê Lương Phúc, xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, khi toàn bộ 3 xóm đã ngập chìm hoàn toàn trong nước; hệ thống điện ở đây đã bị ngắt... 8h tối các công nhân ngành điện vẫn phải chèo thuyền vào vùng ngập kiểm tra các thiết bị điện và hệ thống trạm biến áp để phục vụ công tác khôi phục sau khi nước rút.

Anh Nguyễn Văn Quý, Đội phó Đội Quản lý điện khu vực 4, Công ty Điện lực Sóc Sơn cho hay: các anh phải thường xuyên kiểm tra mực nước dâng lên như nào để xác định hệ thống thiết bị điện như cột điện đảm bảo an toàn không, hệ thống công tơ có bị ngập nước không và kịp thời báo cáo công ty".

Khu vực bên kia đê Lương Phúc tuy chưa bị ngập nước, nhưng công tác ứng trực, kiểm tra của các công nhân vẫn duy trì thực hiện thường xuyên, bất kể ngày hay đêm, bởi những rủi ro trong mưa bão rất khó lường trước.

Các công nhân ngành điện vẫn đang phải chèo thuyền vào vùng ngập để kiểm tra.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn thành phố đã có 12 tuyến đường dây, 1 trạm biến áp 110kV; 335 lộ đường dây trung thế, và 6 trạm biến áp bị sự cố, 101 cột điện đã gãy đổ. Ngay sau khi cơn bão đi qua, EVNHANOI đã khẩn trương khôi phục 12 tuyến đường dây 110kV và 194 lộ đường dây trung áp; thành lập 32 Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão; huy động 1.280 nhân sự tham gia chuẩn bị và khắc phục sự cố về điện nếu có.

Ông Trần Văn Duy, Trưởng Ban An toàn, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội cho biết: “Đơn vị đã kịp thời triển khai các phương án đảm bảo điện cho 329 trạm biến áp, cấp điện cho 329 trạm bơm tiêu để đảm bảo việc thoát lũ cũng như giảm nguy cơ ngập lụt; đặc biệt, đảm bảo điện cho tất cả cơ sở”.

Huy động toàn bộ nhân sự tham gia khắc phục sự cố về điện.

Để ứng phó với cơn bão số 3, điện lực Hà Nội yêu cầu các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do bão gây ra trong thời gian nhanh nhất; đồng thời, phải đảm bảo cung ứng đủ điện cho các vị trí trọng yếu như trạm bơm, bệnh viện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh và bánh Jambon Thanh Hương. Đây là kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thành phố tại hai quận Tây Hồ và Ba Đình trong ngày 2/1.

Người đi xe ô tô khi dừng đỗ, mở cửa xe cần quan sát các phương tiện xung quanh. Việc mở cửa xe bất cẩn gây tai nạn giao thông đã được phản ánh rất nhiều lần, tuy nhiên nhiều tài xế vẫn chủ quan, sơ ý.

Một số lỗi vi phạm giao thông cơ bản như vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè sẽ bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, tăng gấp nhiều lần so với mức xử phạt cũ. Điều này đã tác động đến tâm lý và hành vi của người dân tham gia giao thông.

Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm ba loại gồm tái chế, thực phẩm, khác và sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện.

Cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (11 Hàng Than, quận Ba Đình) bị cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng hoạt động do hàng loạt vi phạm về an toàn thực phẩm.

Hôm nay, 2/1, ngày thứ hai áp dụng Nghị định 168/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đại bộ phận người tham gia giao thông đã ý thức và nề nếp hơn khi ra đường.