Để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững
Sau hơn 2 tháng tạm dừng để rà soát, các huyện Thanh Oai và Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất trở lại. Chính quyền cũng siết chặt công tác tổ chức, ngăn cả báo chí tham dự. Các phiên đấu giá cũng bớt nóng bởi số người và cả số hồ sơ đều giảm khá nhiều. Nhưng giá thì vẫn ở mức rất cao.
Tại Hoài Đức, trong phiên đấu giá đất ngày 11/11, lô đất cao nhất được trả lên đến 103 triệu đồng/m²; lô thấp nhất là 85,3 triệu đồng/m². Còn tại huyện Thanh Oai, phiên đấu giá 25 lô đất tại xã Đỗ Động có 2 lô giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m²; lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m².
Quan sát của Đài Hà Nội cho thấy, đấu giá đất giờ gần như đã trở thành sân chơi của những người đấu giá chuyên nghiệp. Bởi ngay khi có kết quả, dù giá cao hay thấp thì các thửa đất đều được rao bán chênh từ vài trăm triệu đến gần 1 tỷ đồng. Giao dịch thực tế chưa thể kiểm chứng nhưng cũng cho thấy sự thiếu minh bạch trong thông tin và quản lý giá trị đất đai. Người mua đang bị dẫn dắt vào ma trận giá và nhiều người đã mắc bẫy "fomo".
Đất nền được kích sóng, sốt theo những cuộc đấu giá. Chung cư cũng liên tục tăng phi mã dưới chiêu trò đồn thổi nguồn cung khan hiếm… Có thể thấy, một bộ phận đầu cơ, môi giới đang lợi dụng sự thiếu minh bạch về thông tin để gây nhiễu loạn thị trường. Thực trạng này được cả cơ quan quản lý và chuyên gia chỉ rõ, kèm theo đó là nhiều giải pháp để ngăn chặn.
Thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư bất động sản cần được cải cách mạnh mẽ cũng là những giải pháp được khuyến nghị. Bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản nhanh chóng triển khai các dự án, tăng nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ. Bên cạnh đó là vấn đề khơi thông nguồn vốn với cả người mua nhà và chủ đầu tư bất động sản.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực và đang đi vào cuộc sống. Các bộ, ngành cũng tiếp tục nghiên cứu bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn. Một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và đồng bộ sẽ giúp thị trường bất động sản lành mạnh và phát triển. Nguồn lực đất đai được giải phóng thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước phát triển.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định hoãn việc lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.
Tại Hà Nội, dự báo năm 2025, sẽ có khoảng 30.000 căn hộ được bổ sung, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong 11 tháng của năm 2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đạt 63.721 tỷ đồng.
Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thêm quy định chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ, không triển khai dự án trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai.
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn.
10 tháng năm 2024, thị trường Hà Nội ghi nhận hơn 19 nghìn sản phẩm mới, cao hơn 70% tổng nguồn cung năm 2023. Tuy nhiên, có đến 88% là loại hình cao tầng, thuộc các dự án cao cấp của các chủ đầu tư lớn tại khu Đông và khu Tây thành phố.
0