Diễn biến mới của vụ án Trịnh Văn Quyết

Ngày 28/7, dù là Chủ nhật, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội vẫn tiếp tục xét xử vụ án cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo liên quan.

Hội đồng xét xử tiếp tục dành thời gian cho các luật sư bào chữa.

Theo đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết từ 19 - 20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", từ 5 - 6 năm tù về tội "Thao túng thị trường chứng khoán", tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Quyết là từ 24 - 26 năm tù.

Cùng bị truy tố về hai tội danh này, các bị cáo khác gồm: Trịnh Thị Minh Huế (em gái bị cáo Quyết) bị đề nghị từ 17 - 19 năm tù; bị cáo Trịnh Thúy Nga (em gái bị cáo Quyết) từ 10 - 12 năm tù; Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán BOS) từ 11 - 13 năm tù; Trịnh Văn Đại (Phó Tổng Giám đốc CTCP Xây dựng FLC Faros) 14 - 16 năm tù; Nguyễn Văn Mạnh (Trưởng nhóm Vật tư cảnh quan, Phòng Mua sắm và cung ứng vật tư, Công ty FLC Land) 7 - 9 năm tù; Trịnh Tuân (cựu Giám đốc Công ty FLC Land) từ 6 năm đến 7 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Hồng Dung (trú tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) từ 5 năm đến 6 năm 6 tháng tù.

Phiên tòa xét xử vụ án cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo liên quan.

Đối với các bị cáo thuộc Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trần Đắc Sinh (cựu chủ tịch HĐQT HoSE) từ 8 - 9 năm tù; Lê Hải Trà (cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết HoSE) 6 - 7 năm tù; Trầm Tuấn Vũ (cựu phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết HoSE) 6 - 7 năm tù; Lê Thị Tuyết Hằng (Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết HoSE) 3 - 4 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Bị xét xử về tội "Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán", 3 cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước gồm: Lê Công Điền (Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc UBCKNN) bị đề nghị 36-42 tháng tù; Dương Văn Thanh (tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) bị đề nghị 24-30 tháng; Phạm Minh Trung (trưởng phòng đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) bị đề nghị 18-24 tháng.

Các bị cáo còn lại trong vụ án bị đề nghị mức án từ 18 tháng đến hơn 10 năm tù về các tội "Thao túng thị trường chứng khoán"; "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu".

Qua điều tra, Công an thành phố Tuyên Quang xác định, người điều khiển ô tô gây ra vụ tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong là nam giới.

Từ ngày 1/1/2025, hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp loại hạnh kiểm. Tại các huyện ngoại thành Hà Nội, bên cạnh việc tuyên truyền, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm, phụ huynh giao xe cho học sinh khi chưa đủ tuổi.

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?