Dự báo mới nhất hướng đi của siêu bão Yagi

Tính đến trưa 5/9, bão số 3 Yagi đang tiếp tục mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão). Dù còn cách khá xa đất liền nhưng theo nhận định của cơ quan khí tượng, với hoàn lưu rộng, bão khả năng sẽ gây mưa lớn ngay từ khi chưa đổ bộ.

Các địa phương ảnh hưởng trực tiếp xét trên diện rộng là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, với gió mạnh cấp 6 trở lên kèm theo mưa to.

Hướng di chuyển của bão Yagi. Ảnh: NCHMF.

Trong đó, trọng tâm là ở các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình, gió mạnh nhất, mưa to nhất. Hai tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng là trọng điểm tác động. Nhiều địa phương đã lên kế hoạch cấm biển.

Tuy không phải là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ bão số 3 Yagi nhưng Hà Nội cũng sẽ đối mặt với một sự chuyển biến hình thế rất lớn.

Nhiều địa phương đã lên kế hoạch cấm biển.

Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đánh giá đến 14h chiều 5/9 bão cách Đảo Hải Nam 710 km, cường độ cấp 12, giật cấp 15. Như vậy, sau 24h kể từ khi bão vào Biển Đông, bão đã tăng bốn cấp.

Ông Khiêm thông tin, hiện trên Biển Đông đang có nhiều điều kiện để tạo thuận lợi cho bão mạnh lên.

Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Các dự báo đều nhận định, bão sẽ tiếp tục mạnh khi đến gần Đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Từ ngày 5/9 – 6/9, bão duy trì cường độ mạnh cấp 14 – 15 với sức gió giật lên tới 17 tại khu vực gần tâm bão.

Từ đêm 6/9, vùng biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô sẽ xuất hiện gió mạnh gần lên từ cấp 8 – 9, sau đó tăng lên cấp 10 – 11, tại vùng gần tâm bão sức gió có thể đạt cấp 12 – 13 với gió giật cấp 15.

Đến trưa chiều 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh sẽ có gió mạnh cấp 10 – 11. Đáng chú ý, hiện trên các tuyến đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có 44 trọng điểm đê điều xung yếu cần đặc biệt lưu ý.

Các tuyến đê biển hiện được thiết kế chống chịu với bão cấp 9 – 10, chịu trung bình 5%, nguy cơ cao bị thiệt hại khi bão vào Vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 12 – 13, giật cấp 16 vì vượt mức thiết kế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.