Đưa Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vào cuộc sống
Sôi nổi, hấp dẫn qua từng tiết mục dự thi, 5 đội thi xuất sắc tranh tài ở vòng chung khảo cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024” đã mang tới cho khán giả phần trình diễn mãn nhãn, thể hiện kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những kỹ năng, nghiệp vụ, được ứng dụng sáng tạo và khéo léo trong cuộc sống, góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Ông Đỗ Hoàng Việt (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Có gần 50 người tham gia đội thi của chúng tôi, hơn nữa có 10 cháu nhỏ tham gia tham gia tập luyện để đại diện cho quận. Đây là niềm vinh dự và tự hào của phường Nhân Chính. Hội thi này đã đánh giá cao vai trò dân chủ, pháp quyền của bộ máy Nhà nước ta đối với việc giám sát, điều tra, thụ hưởng và phản biện xã hội của MTTQ".
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Láng Thượng (quận Đống Đa) bày tỏ: "Khi đến cổ động, chúng tôi thấy phần thi của cả 5 đội đều có những thú vị, đặc sắc riêng và không khí hội thi năm nay có không khí rất vui vẻ, phấn khởi".
Tại vòng chung khảo các hội thi xuất sắc đã trải qua các phần thi: chào hỏi, kiến thức và kỹ năng. Trong đó, phần thi "Chào hỏi", các đội thi đã giới thiệu về đội của mình, khái quát những đặc điểm nổi bật của địa phương, đơn vị trong thực hiện dân chủ ở cơ sở bằng hình thức sân khấu hóa với các thể loại: ca nhạc, kịch ngắn, hò, vè, ngâm thơ… Đối với phần thi "Kiến thức", các đội thi tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Trong phần thi "Kỹ năng", các đội thi đưa ra phương án xử lý các tình huống liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hình thức sân khấu hóa.
Ông Dương Văn Hoan, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tân Mỹ (thị xã Sơn Tây) cho biết: "Trên địa bàn của chúng tôi đang giải quyết một số vấn đề liên quan đến GPMB, do đó chúng tôi muốn thông qua việc này để đặt ra một câu hỏi liên quan đến niêm yết địa phương giá như thế nào và liệu người dân có biết được không để đòi hỏi quyền lợi của mình".
Được phát động từ ngày 1/9 đến hết ngày 30/9/2024, phần thi trực tuyến cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 thu hút hơn 658.000 lượt người dự thi.
Có thể khẳng định, việc tăng cường thực hiện dân chủ ở cơ sở và hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045. Và cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024” là minh chứng rõ nét cho thấy kết quả việc tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào cuộc sống.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2025, dự báo thời điểm này nhu cầu hành khách đến bến xe đi lại sẽ gia tăng, kéo theo những vi phạm như: xe dừng đỗ đón trả khách sai quy định, chạy rùa bò… gây ùn tắc giao thông, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn.
Với 413/422 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một trong những nội dung được quan tâm là các quy định liên quan đến việc tách bạch, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đang điều tra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ben và xe máy khiến một người tử vong.
0