Dùng công nghệ giải quyết mặt trái của thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến sử dụng công nghệ để giải quyết các mặt trái của thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia thương mại điện tử.

Dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là tư lệnh ngành đầu tiên mở đầu phiên chất vấn ngày hôm nay (5/6).

Bộ trưởng cho biết quản lý nhà nước thời gian qua đầu tư chưa nhiều để phát triển các công nghệ số thực thi quản lý nhà nước trên không gian mạng.

Bộ trưởng tâm đắc với ý kiến của đại biểu Trần Thị Kim Nhung - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh là dùng công nghệ để quản lý công nghệ. Giải pháp quản lý không gian mạng được Bộ trưởng nêu ra là thể chế số, công cụ số và con người số - tức là kỹ năng số cho người dân. Thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh nên thể chế số, công cụ số và kỹ năng số và kỹ năng số đang theo sau, do vậy, cần đẩy nhanh tốc độ, trong đó phát triển công cụ số có thể nhanh nhất.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn.

Theo Chương trình phiên họp, trong buổi sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời câu hỏi của 4 đại biểu và chất vấn của 2 đại biểu đối với nhóm vấn đề về Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do và việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ... Cuối phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà báo cáo thêm một số vấn đề có liên quan.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên  trả lời chất vấn

Trả lời câu hỏi của của đại biểu về công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Bộ đã tập trung vào 03 lĩnh vực chủ yếu: linh kiện phụ tùng; công nghiệp hỗ trợ cho dệt may; công nghiệp hỗ trợ cho những ngành công nghệ cao. Sau 06 năm triển khai thực hiện Quyết định 68/QĐ-TTg về chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 với mục tiêu cần đạt được là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa, chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên một số sản phẩm đạt kết quả thấp hơn so với mục tiêu chung như ngành điện tử tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng, các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước cũng đạt mục tiêu chưa cao…

Các đại biểu tham dự  phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn

Bộ trưởng cho biết, một số sản phẩm đạt kết quả thấp hơn so với mục tiêu đề ra là do nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế, khó tiếp cận; chính sách thu hút FDI chưa khuyến khích được sự liên kết, ràng buộc được các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí thu hút đầu tư là rất khó bởi vì vốn lớn nhưng thị trường hẹp, chúng ta lại là nước đi sau nên khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài là khó khăn; phối hợp thực hiện chính sách giữa các bên chưa thật tốt.

Giải pháp cho thời gian tới, cần hoàn thiện đồng bộ chính sách, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm; tăng cường phân bổ nguồn lực từ trung ương và địa phương; bố trí đủ nguồn lực cho công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo; đào tạo nhân lực chất lượng cao...

Tiếp đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn sẽ đăng đàn trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán. Nội dung chất vấn gồm: Trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm; việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước; giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với việc điểm mặt các dự án ách tắc gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc phòng, chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động. Lãng phí hữu hình nhưng trách nhiệm về việc gây lãng phí từ đây sẽ không còn vô hình sau chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng.

Từ ngày 24 đến ngày 31/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Trưa 01/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Doha, kết thúc tốt đẹp chyến thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Sáng 1/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự Lễ trao tặng Huy hiệu 80 năm, 75 năm và 70 năm tuổi Đảng đợt 7/11/2024 tại Đảng bộ quận Đống Đa.

Sáng 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới”. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì toạ đàm.

Cho ý kiến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, các đại biểu Quốc hội nhất trí với đề xuất đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.