"fake news" hoành hành cùng COVID-19

Nào là Phương thuốc thần kỳ, bí truyền, nào là thuyết âm mưu, rồi cơ hội chính trị dựa vào virus COVID-19...tất cả đang bùng nổ trên mạng xã hội làm cho cả thế giới hoang mang.
COVID-19 xuất phát từ công nghệ 5G ! Câu chuyện này thật nực cười, nhưng nó đã thu hút tới 1,5 triệu lượt xem trên FB, qua thuyết trình của Thomas Cowen, cựu Phó chủ tịch Hiệp hội y nhân học.
Ông này cho rằng virus không tồn tại mà nó là sản phẩm bài tiết của một tế bào nào đó bị nhiễm độc.
"Khi bạn cho các sinh vật sống sang một môi trường điện từ mới, chính bạn sẽ đầu độc nó", Thomas Cowen đưa ra quan điểm.
Cúm Tây Ban Nha là một ví dụ khi bắt đầu phát triển sóng vô tuyến điện. Còn COVID-19 xuất hiện là sản phẩm của công nghệ 5G.
Ngoài ra, có thuyết cho rằng, Vũ Hán không phải là quê hương của COVID-19, mà là ở một thành phố công nghệ phát triển hàng đầu trên thế giới...
Kể từ khi lệnh phong tỏa hoàn toàn hoặc một phần được thực hiện trên toàn thế giới, những câu chuyện huyền bí, không có căn cứ khoa học, hay dựa vào câu chuyện lịch sử nào đó ngày càng xuất hiện nhiều trên FB.
Việc sử dụng mạng xã hội bùng nổ, cùng lúc với việc phổ biến thông tin sai lệch, những vụ lừa đảo và thuyết âm mưu, kể cả những cuộc hội họp trực tuyến mang tính chính trị.
Nhà xã hội học Gérald Bronner đã tạm chia những "fake news" thành 3 luồng cơn bản: Thông tin giả, sai sự thật; Thuyết âm mưu; Chủ nghĩa cơ hội tư tưởng.
Luồng đầu tiên là nguy hiểm nhất vì nó giết người ngay lập tức. Cụ thể là hơn 200 người tại Iran chết vì ngộ độc Methanol khi có thông tin rượu có thể diệt virus COVID-19.
Còn tại Pháp, thông tin sử dụng hương liệu tự nhiên đuổi COVID-19 bùng nổ khiến người người đi tìm kiếm những phương thuốc cổ truyền vô dụng với virus.
Rồi những thông tin về thuốc chống virus, thẻ chống virus, biệt dược chống virus COVID-19 tràn lan trên mạng đã khiến dư luận chao đảo giữa thật và ảo...
Nguy hiểm nhất là những phân tích chưa được khoa học kiểm chứng, như việc virus COVID-19 có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, do đó nên súc họng bằng chất lỏng nóng... Hiệu quả của cách làm này chưa thấy đâu thì đã thấy bệnh nhân bị bỏng vì nước sôi và bỏng da vì phơi người dưới cái nóng 55 độ C.
Luồng thứ 2 là thuyết âm mưu với những bài viết thuyết trình về một sức mạnh huyền bí tạo ra virus nguy hiểm này để tiêu diệt con người, thay đổi hành tinh, mang lại một thời hoàng kim mới....thậm chí, các quốc gia còn đổ lỗi cho nhau về việc mang virus tới.
Có thuyết cho rằng, đây là âm mưu của một nhóm mafia dược phẩm trên toàn cầu nhằm khống chế thế giới với loại vắc xin mà họ sẽ tạo ra sau này.
Một trong những thông tin cực kỳ nguy hiểm khiến cả thế giới đi sai đường trong quá trình tìm kiếm phương thuốc điều trị COVID-19, đó là âm mưu thông tin hoạt chất chloroquine trong thuốc điều trị sốt rét có khả năng chống lại COVID-19.
Nạn nhân đầu tiên là Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã chỉ đạo các phòng thí nghiệm quân đội bắt đầu sản xuất hàng loạt chloroquine. Bất chấp lời khuyên của giới bác sĩ thế giới, thuốc sốt rét bán vô tội vạ và người dùng uống vô tội vạ. Ở nhiều thành phố, hydroxycloroquine được bán mà không cần toa bác sĩ. Kết quả là không ít người bị ngộ độc và tử vong vì sử dụng thuốc chống sốt rét vì thông tin thất thiệt này.
Luồng chủ nghĩa cơ hội tư tưởng được dịp trỗi dậy chưa từng có trên toàn cầu. Với một "niềm tin ẩn dật", nhiều người cho rằng sự xuất hiện của COVID-19 là đòn trừng phạt sự vô đạo đức của loài người.
Những người theo luồng chủ nghĩa tư tưởng này sẽ khai thác triệt để sự sợ hãi trong cộng đồng để reo rắc những niềm tin tôn giáo mới, như "Đây là thông điệp của thiên nhiên"; "Loài người phải trả giá cho toàn cầu hóa, cho mô hình tư bản"...đi kèm với đó là vấn đề đô thị hóa, hủy hoại môi trường...
"Chúng ta đừng quên rằng đã từng có những đại dịch khủng khiếp hơn nhiều xảy ra trước thời đại công nghiệp", nhà xã hội học Gérald Bronner nhận định. Những "fake news" trên MXH hiện nay chỉ là cơ hội của một nhóm, một cộng đồng nhỏ trong loài người chúng ta, đang tận dụng để lôi kéo các tín đồ mất niềm tin vào thế giới thực tại, với nỗ lực của toàn cầu chống dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
Nhóm vũ trang Houthi của Yemen tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công tàu chiến Mỹ tại Biển Đỏ và Biển Ả Rập, sau vụ không kích nghi do Mỹ thực hiện, khiến ít nhất 68 người thiệt mạng tại một trung tâm giam giữ người di cư châu Phi ở Yeêmn.
Một máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ đã rơi xuống biển ngày 28/4, khi tàu sân bay USS Harry S. Truman đổi hướng để tránh hỏa lực từ lực lượng Houthi ở Yemen.
Mỹ và Ukraine đã phản ứng mạnh mẽ và bày tỏ quan điểm, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố về một lệnh ngừng bắn kéo dài ba ngày vào tháng 5.
Các nhà khoa học Anh đang theo đuổi một giải pháp đầy triển vọng cho tương lai: tự sản xuất nhu yếu phẩm ngay trong không gian.
Ngày 28/4, lực lượng Houthi tại Yemen cáo buộc một cuộc không kích do Mỹ thực hiện đã đánh trúng một nhà tù giam giữ người di cư châu Phi, khiến ít nhất 68 người thiệt mạng và 47 người khác bị thương. Hiện quân đội Mỹ chưa bình luận gì về thông tin này.
Hàng loạt khu vực tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã rơi vào tình trạng mất điện diện rộng trong ngày 28/4, khiến hệ thống giao thông tê liệt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
0