GDP Việt Nam năm 2023 dự báo cao nhất 6%
Ba kịch bản tăng trưởng quý IV và năm 2023 được Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu tại phiên họp Chính phủ, ngày 30/9.
Theo đó, ở kịch bản thấp nhất, tăng trưởng kinh tế năm nay khoảng 5%, thì quý cuối năm cần tăng 7%. Kịch bản trung bình, GDP cả năm tăng 5,5%, quý IV phải tăng 8,8%.
Mức tăng khả quan nhất được Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự báo là khoảng 6%, nhưng để đạt được GDP quý IV phải tăng 10,6%. Đây là con số rất thách thức khi GDP quý III chỉ tăng 5,33%. Tức là, muốn đạt tăng trưởng 6% cả năm, quý cuối cùng phải có mức tăng gần gấp đôi quý III.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế quý IV phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam, và du lịch, tiêu dùng trong nước dịp cuối năm, Tết Nguyên đán.
"Các kịch bản đặt ra đều rất khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phát huy nội lực và tận dụng cơ hội từ bên ngoài để phấn đấu đạt tăng trưởng cao nhất trong quý IV, tạo đà cho 2024", báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu.
Như vậy, các dự báo tăng trưởng kinh tế ở ba kịch bản của Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu, đều thấp hơn mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đưa ra năm nay (6,5%). Thực tế, GDP năm nay khó vượt 6% cũng được các chuyên gia dự báo tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam vào giữa tháng này, khi nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, suy giảm và chịu áp lực lớn từ bên ngoài.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.
Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.
0