Giá dầu châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp

Hôm nay (1/5), giá dầu châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp do lượng dầu dự trữ và sản lượng tại Mỹ tăng lên, cùng với hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.

Cụ thể, giá dầu Brent biển Bắc giao tháng 7/2024 giảm 0,5%, xuống 85,86 USD/thùng.

Còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 6/2024 giảm 0,6%, xuống 81,40 USD/thùng.

Giá dầu châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp.

Theo Viện Xăng dầu Mỹ, lượng dầu trong các kho dự trữ của Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã tăng 4,906 triệu thùng trong tuần trước.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay nguồn cung dầu thô của Mỹ cũng đang có dấu hiệu tăng mạnh, với sản lượng tăng lên 13,15 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2024 so với mức 12,58 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2024, mức tăng hàng tháng lớn nhất trong hơn 3 năm qua.

Ngoài ra, thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đang có những tiến triển đáng kể, sau khi Ai Cập mới đây đã nỗ lực khôi phục các cuộc đàm phán bị đình trệ giữa hai bên, đã góp phần khiến  giá dầu giảm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán phiên sáng nay (15/5) giao dịch trong biên độ hẹp giống như hai phiên trước, khi chưa có nhóm ngành nào đủ mạnh để dẫn dắt chỉ số. Trong khi đó, dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường mạnh hơn trong phiên chiều, đẩy chỉ số chính tăng mạnh.

Gần đây, giá vàng miếng liên tục biến động với các đỉnh giá mới và có dấu hiệu khó kiểm soát. Chuyên gia nhận định nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.

Tổng cục Hải quan vừa ban hành kế hoạch chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới.

NHNN cho biết sẽ tiếp tục tổ chức bán đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày 16/5. Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới phục hồi trong phiên giao dịch hôm qua nhờ đồng đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, sau khi số liệu cho thấy lạm phát đang giảm chậm hơn nhiều so với dự báo và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ phải duy trì lãi suất cao trong thời gian dài.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân bốn tháng đầu năm tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, gần bằng cận dưới của mục tiêu lạm phát cả năm từ 4% - 4,5%.