Hà Nội 'chia lửa' với mặt trận Điện Biên Phủ

Cùng thời điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta trên khắp cả nước đã tổ chức nhiều trận đánh góp phần "chia lửa" với chiến trường chính Điện Biên. Tại Hà Nội, lực lượng vũ trang Thủ đô tổ chức nhiều trận đánh hiệu quả, tiêu biểu là trận tập kích sân bay Gia Lâm vào tháng 3 năm 1954, góp phần làm gián đoạn cầu hàng không tiếp tế của địch cho Điện Biên Phủ.

Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương. Từ sân bay này, mỗi ngày, hơn 100 lần máy bay cất cánh đi bắn phá xung quanh Điện Biên Phủ và chuyên chở 400 tấn vũ khí, đạn dược, thực phẩm, thuốc men cho binh lính địch.

Nhận thấy đây là một cứ điểm quan trọng của địch, năm 1953, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định đánh sân bay Gia Lâm.

Kết quả trận đánh, 18 máy bay địch gồm 5 chiếc B26, 10 chiếc Đa-cô-ta chở quân, 3 chiếc loại khác, một nhà sửa chữa máy bay, một kho xăng bị phá hủy.

Đêm mùng 3, rạng sáng ngày 4 tháng 3 năm 1954, trận đánh sân bay Gia Lâm được tiến hành. 16 chiến sĩ tập kích sân bay. Trong phút chốc, tiếng mìn, thủ pháo, lựu đạn vang lên khắp nơi. Hàng loạt máy bay địch nổ tung, bốc cháy sáng rực cả một góc trời. Sau mấy phút lúng túng, địch kéo còi báo động, bộ đội ta nhanh chóng rút lui an toàn.

Kết quả trận đánh, 18 máy bay địch gồm 5 chiếc B26, 10 chiếc Đa-cô-ta chở quân, 3 chiếc loại khác; một nhà sửa chữa máy bay; một kho xăng bị phá hủy; 16 tên địch bị tiêu diệt. Hoạt động tại sân bay của địch trong nhiều ngày bị đình trệ.

Với trận đánh sân bay Gia Lâm, lực lượng vũ trang Thủ đô cùng quân dân cả nước đã “chia lửa” với chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 17/5, tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ tuyên dương công nhân giỏi Thủ đô năm 2024.

Nhận được phản ánh về tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè xung quanh hồ Văn Quán, lực lượng chức năng phường Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) đã vào cuộc xử lý, lập lại trật tự, đảm bảo mỹ quan đô thị và cuộc sống của người dân.

Tình trạng các hộ kinh doanh chiếm dụng vỉa hè để sử dụng vào mục đích cá nhân đã không còn xa lạ với người dân Thủ đô. Vấn đề này vẫn chưa được xử lý.

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) nép mình bên bờ đê sông Hồng lộng gió, lẫn trong những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát.

Chỉ còn hơn một tháng nữa Hà Nội sẽ chính thức có thêm một tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động, giúp người dân đi lại thuận lợi, đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô hiện đại, văn minh.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay (18/5), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội, do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đinh Tiến Dũng dẫn đầu, đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.