Hà Nội chốt thi ba môn vào lớp 10
Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 diễn ra với ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Như vậy, hai năm liên tiếp, kỳ thi này không có môn thứ tư.
Theo kế hoạch, kỳ thi diễn ra vào tháng 6. Hai bài thi Toán và Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút mỗi môn. Với môn Ngoại ngữ, học sinh thi trắc nghiệm trong 60 phút, các em có thể chọn một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật, Hàn hoặc Đức.

Từ năm 2019, sau hàng chục năm chỉ thi hai môn Toán và Ngữ văn, lần đầu tiên Hà Nội tổ chức thi bốn môn bắt buộc tuyển sinh lớp 10, thêm Ngoại ngữ và môn thứ tư (được chọn ngẫu nhiên trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân và Địa lý). Điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm bài thứ tư + Điểm ưu tiên.
Bước sang năm 2020, 2022, do tác động của COVID-19, học sinh Hà Nội phải ở nhà, học trực tuyến trong thời gian dài, thành phố quyết định giảm bài thi thứ tư. Kỳ thi vào lớp 10 THPT chỉ còn ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Khi đó, điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên. Như vậy, trong bốn năm thực hiện kế hoạch mới để tuyển sinh vào lớp 10, Hà Nội mới tổ chức thi môn thứ tư được hai lần (năm 2019 và 2021). Môn được chọn đều là Lịch sử.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, số học sinh lớp 9 năm học 2022-2023 khoảng hơn 100.000, nhiều hơn năm ngoái vài trăm em. Vì thế, chỉ tiêu công lập dự kiến cũng giữ ổn định, đáp ứng khoảng hơn 60% số thí sinh đăng ký dự thi, còn lại là chỉ tiêu các trường công lập tự chủ, ngoài công lập, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Trường cao đẳng Đại Việt Sài Gòn tổ chức chuỗi hoạt động Triển lãm “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” và “Quốc kỳ Việt Nam - Non sông liền một dải”; công bố quyết định công nhận Kiểm định chất lượng và ra mắt Kỷ yếu “Theo bước chân Anh hùng” vào ngày 28/4, hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Giữ vững hòa bình, phát triển đất nước cùng “Tri ân quá khứ - Xây dựng tương lai”, đó là sứ mệnh thiêng liêng của những trái tim, tuổi trẻ Việt Nam.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã tới thăm Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội vào chiều 28/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức Diễn đàn học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập với chủ đề "Học tập suốt đời để trở thành những người hữu dụng".
Bộ GD&ĐT khẳng định thí sinh tự do học chương trình 2006 sẽ được tạo điều kiện tối đa để dự thi đúng nội dung đã học, đảm bảo công bằng và quyền lợi.
Bộ GD&ĐT cho biết, tỷ lệ phân bố câu hỏi các cấp độ tư duy trong đề thi tốt nghiệp THPT: biết, hiểu, vận dụng là 4-3-3. Học sinh cần hiểu các kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn, vận dụng.
0