Hà Nội hướng tới mô hình: Trường học hạnh phúc | Hà Nội tin mỗi chiều
Ngày 19/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức phát động thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" năm học 2024 - 2025. Chương trình này góp phần thực hiện mục tiêu đưa Hà Nội trở thành "Thành phố học tập" do UNESCO công nhận. Với mục đích xây dựng môi trường giáo dục Thủ đô an toàn, lành mạnh, thân thiện, hạnh phúc; khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới; nâng cao chất lượng dạy học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ tiêu chí "Trường học hạnh phúc" cho các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn.
Trong hội thảo, đại diện của UNESCO có nói: "Trường học hạnh phúc có tính cốt lõi là tình yêu thương, sự an toàn và tôn trọng. Chẳng hạn như yêu thương đó là quan tâm, chia sẻ, tin tưởng và hỗ trợ, bao dung. Còn sự an toàn có nghĩa là giáo viên học sinh phải được bảo vệ về sức khoẻ và tinh thần để mỗi khi đến trường như được trở về một mái nhà. Đối với tiêu chí tôn trọng cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hoá, đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt còn được hiểu là không đem giá trị của một vài cá nhân áp đặt cho những cái chung, và ngược lại."
Nói đến "Trường học hạnh phúc", nhiều người sẽ nghĩ ngay tới việc đầu tư những môi trường thật hiện đại. Nhưng có lẽ hạnh phúc trước tiên phải bắt đầu từ niềm tin.
Chẳng hạn như việc giáo viên tiếp xúc với phụ huynh và biểu thị tình cảm với học sinh. Để xoá đi ranh giới ngại ngần đó, việc quan trọng là phải bắt tay làm. Vì tình yêu thương không chỉ là lời nói mà còn phải hành động.
Để xây dựng "Trường học hạnh phúc" thì không chỉ học sinh mà giáo viên cũng cần được quan tâm. Thế nên những thay đổi nhỏ, sự quan tâm, sẽ giúp thầy cô giáo và học sinh nhiều hơn cảm giác hài lòng trong thời gian ở trường. Như những khu vực nhà vệ sinh trong các trường học ngày trước thật sự rất kinh khủng. Nhưng giờ thì khác, nhiều trường đã biến công trình phụ này thành không gian mang lại sự tiện nghi thoải mái. Thay vào những bức tường xấu xí, ẩm mốc là những bức tranh tường nhiều màu sắc, sinh động, hài hòa. Có trường còn bố trí cả âm nhạc bên trong khu vực này nữa. Cái cảm giác kinh khủng biến mất, thay vào đó là cảm giác thích thú, hài lòng.
Tất nhiên, không thể không bàn tới cách thức giáo dục cho mô hình này. Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thì tại "Trường học hạnh phúc", thầy cô giáo là những người dẫn dắt, người truyền cảm hứng cho học sinh. Các thầy cô cần thiết kế những giờ học thú vị, để học sinh được tiếp thu kiến thức, kỹ năng, được bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Đối với học sinh, mỗi ngày đến trường không chỉ là một bậc thang trong hành trình học tập, mà còn là cơ hội để khám phá bản thân và xây dựng những kỷ niệm đẹp với thầy cô, bạn bè.
Học sinh mầm non và tiểu học tới trường sẽ được chọn cách chào ngày mới với một cái đập tay hay ôm cô giáo. Trong giờ học vận động bằng những đường đua bằng sỏi, học tính toán bằng cách chơi trò chơi bắt cua bỏ giỏ hay phát triển thẩm mỹ từ cách thoả sức tô màu, tạo hình… Nếu là một phụ huynh có con đi học trong môi trường giáo dục như vậy sẽ hoàn toàn an tâm.
Theo khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các nhà trường hiện nay rất tích cực hưởng ứng xây dựng "Trường học hạnh phúc" với nhiều mô hình sáng tạo, nhiều giải pháp hay; xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; đổi mới phương pháp dạy học; bồi dưỡng phát triển kỹ năng, nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên; tạo nhiều sân chơi đổi mới, sáng tạo cho học sinh… Như vậy là mọi thứ đã sẵn sàng.
“Mong rằng, bên cạnh các tiêu chí về môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, các cơ sở giáo dục sẽ tổ chức tốt việc thực hiện quy chế dân chủ, lan tỏa sự yêu thương, chia sẻ, tôn trọng, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thầy cô và học sinh hạnh phúc. Hãy cùng nhau phấn đấu để xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc; cùng góp phần xây dựng thành công "Thành phố học tập toàn cầu" được UNESCO công nhận" - ông Trần Thế Cương – người đứng đầu ngành giáo dục Thủ đô đã mong mỏi và nhắn nhủ như vậy.
Và để xây dựng "Trường học hạnh phúc", chúng ta không nên chỉ trông chờ vào một dự án, mà phải là quá trình tự thân, bền vững, bằng mọi nguồn lực và bằng chính tâm huyết của các thầy cô giáo. Suy cho cùng, sự nghiệp giáo dục chỉ thực sự thành công khi chúng ta góp phần tạo nên lớp lớp công dân hạnh phúc.
Giá nhà Hà Nội tăng cao không phải do giá đất mới; Dự án NƠXH tại Đông Anh khởi công quý I/2025; Chung cư hạ nhiệt nhưng giá vẫn cao phi lý... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin hôm nay.
Vượt qua hơn 700 thí sinh, 15 thí sinh tại vòng chung kết Tiếng hát Hà Nội bước vào đêm chung kết với phần dự thi hai tiết mục bao gồm bài hát tự chọn theo phong cách âm nhạc và một ca khúc về chủ đề Hà Nội. Không chỉ “khoe” giọng hát nội lực, các thí sinh còn thể hiện sự đầu tư dàn dựng khi có sự kết hợp cùng nhạc cụ và vũ đạo. 15 thí sinh là 15 màu sắc âm nhạc khác nhau, tạo nên đêm chung kết chất lượng và đầy cảm xúc.
Thời tiết Hà Nội ngày 26/12 vẫn duy trì ấm áp vào ban ngày, rét về đêm và sáng sớm. Nhiệt độ dao động 21-22 độ, độ ẩm 53-65%, hanh khô đã giảm đi chút ít.
Đoàn viên thanh niên quán triệt định hướng lớn của Đảng; Quận Ba Đình tập trung đổi mới sáng tạo; Bệnh viện E hỗ trợ Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì trong khám chữa bệnh;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 15h00 hôm nay.
Trước khi đón đợt không khí lạnh mạnh tăng cường, tiết trời Hà Nội ngày 26/12 vẫn ấm áp.
Trong các món ăn truyền thống được người Việt yêu thích, phở là món thật đặc biệt. Từ giới bình dân cho tới giới thượng lưu, bất cứ ai cũng có thể bước chân vào hàng phở. Người ta có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày, chỉ cần đói bụng là có thể ăn. Một người bình thường có thể không ăn bánh bao, không ăn mì, không ăn xôi, nhưng chắc chắn ai cũng từng ăn phở.
0