Hà Nội sẽ công khai người bỏ cọc đất đấu giá
Danh sách này phải công bố công khai trên trang thông tin của huyện và báo cáo, cung cấp thông tin để công bố công khai trên trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Công an thành phố Hà Nội cũng được giao nhiệm vụ xem xét các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện vi phạm về đấu giá đất. Lực lượng công an cần đề xuất giải pháp ngăn chặn hoặc hạn chế việc tiếp tục tham gia đấu giá với các trường hợp trả giá trúng cao bất thường rồi bỏ cọc.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có trách nhiệm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng phải kịp thời phối hợp, hướng dẫn các huyện tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình xác định giá đất.
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ nay đến năm 2025, thành phố có 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành với gần 6.000 căn, tương đương 345.000 m² sàn.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².
Ngành bất động sản Việt Nam đang hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh trên toàn cầu với số lượng dự án xanh tăng nhanh. Tính đến nay, cả nước có hơn 400 dự án.
Theo thống kê mới nhất, dân số Việt Nam gần chạm ngưỡng 100 triệu người với mức tăng dân số hàng năm khoảng 0,95%. Từ đó kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng nhanh.
0