Hà Nội sẽ dùng ngân sách xây nhà ở xã hội
Với người có thu nhập thấp, đây là tin mừng vì trong gần 10 năm qua, đây là những dự án đầu tiên được triển khai bằng nguồn vốn ngân sách. Hai dự án nhà ở xã hội này đều nằm trên địa phận xã Tiên Dương (huyện Đông Anh). Trong đó:
- Khu đô thị mới - nhà ở xã hội thành phố Kết nối xanh (Green Link City) có quy mô khoảng 210.000m2 sàn với 3.200 căn hộ.
- Khu đô thị mới - nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương (huyện Đông Anh) quy mô khoảng 196.000m2 sàn với 3.000 căn hộ.
Tính trong gần 10 năm qua, dù Hà Nội đã hoàn thành 30 dự án NOXH với diện tích sàn lên đến 1,66 triệu m2 và đang triển khai 58 dự án khác với tổng diện tích 4 triệu m2.
Với người dân đang có nhu cầu an cư tại Hà Nội, sau mỗi dự án NOXH được xây dựng lại mở ra thêm một hy vọng mới. Anh Bùi Văn Lực, nhân viên văn phòng, cho biết: “Tôi đã ở Hà Nội 10 năm và rất mong có thể mua được 1 căn nhà. Mình hiện mất khá nhiều chi phí như tiền nhà, tiền xăng xe đi lại nên mất 1/3 khoản thu của mình. Nếu mình mua nhà mình sẽ tìm đến cả các gói vay của Ngân hàng chính sách và gói vay ưu đãi của Chính phủ”.
Chính sách đặc thù quy định Luật Thủ đô năm 2024 đang được Hà Nội vận dụng hiệu quả. Theo đó, Hội đồng Nhân dân thành phố có thẩm quyền quyết định sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong các dự án đầu tư xây dựng NƠXH độc lập. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư giảm chi phí xây dựng, tăng lợi nhuận để giảm giá bán, cho thuê, cho thuê mua NƠXH. Qua đây, thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng loại hình nhà ở vốn được xem là “bỏ tiền chẵn đi thu tiền lẻ” này.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết: “NƠXH rõ ràng cần sự vào cuộc của cả chính phủ, địa phương và doanh nghiệp. Trong đó vai trò của địa phương cần phải được thể hiện rõ nhất trong những chuyện như giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như hình thành hệ sinh thái cho các dự án NƠXH”.
Trong giai đoạn 2021 - 2023, Hà Nội đã hoàn thành 5 dự án với tổng số 5.200 căn NƠXH. Thành phố phấn đấu đến hết năm 2025 tiếp tục thực hiện và hoàn thành 17 dự án (với trên 15.000 căn hộ) dành cho đối tượng thu nhập thấp.
Nguồn cung thời gian tới cũng sẽ được bổ sung từ việc chuyển đổi nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê. Tuy nhiên, số lượng các dự án vẫn còn ít, chậm so với tiến độ được duyệt và mục tiêu đề ra.
Giá trúng cao nhất cuộc đấu này được xác lập ở mức hơn 59,3 triệu đồng/m², cao gần gấp đôi so với mặt bằng khu vực. Nhiều người dân làng nghề có nhu cầu thực đã phải ngao ngán bỏ cuộc giữa chừng.
Thành phố Hà Nội hiện đang xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư hai dự án nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Đây là bước quan trọng trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư để có thể khởi công các dự án trong năm 2024.
Hà Nội đã điều chỉnh một ô đất tại quận Đống Đa nhằm giúp tăng thêm nguồn cung cho loại hình văn phòng, khách sạn tại khu vực.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa đề xuất 6 giải pháp hạn chế tình trạng trả giá cao, tạo sốt ảo trong hoạt động đấu giá đất.
Tại kết luận thanh tra về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang xây dựng nhà ở tại một số đơn vị doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải giai đoạn 2011 - 2021, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các sai phạm tại TP.HCM, Hà Nội, Huế và Nghệ An.
Hai khu "đất vàng" tại số 428 và 430 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP.HCM được hợp tác đầu tư với Trung Thủy Group vừa bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm.
0