Hai nhà lãnh đạo Việt - Trung thưởng trà

Chiều tối qua (12/12), sau cuộc Hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc trà tại Văn phòng TW Đảng. Đây là một trong những nghi thức lễ tân rất đặc biệt thể hiện sự gần gũi, thân tình giữa các nhà lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng thức ba loại trà được lựa chọn từ các vùng nổi tiếng ở Việt Nam.

Đó là trà mạn sen Đầm Trị Hồ Tây, với thành phần chính là bạch trà shan tuyết cổ thụ Tây Côn Lĩnh, Hà Giang kết hợp gạo sen Đầm Trị Hồ Tây ướp hương ba năm, Ô long lão trà từ cao nguyên Mộc Châu - Sơn La và Bạch trà chốt đỉnh 2.000 shan tuyết cổ thụ Tây Côn Lĩnh Hà Giang, còn gọi là Bạch trà chốt tiền Thanh minh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần cùng nhau thưởng thức các loại trà nổi tiếng của Việt Nam và Trung Quốc.

Thưởng trà là nét văn hoá đẹp, tương đồng của hai quốc gia. Đối với hai nước Việt Nam hay Trung Quốc, mời uống trà cũng đều thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách và cũng là dịp trao đổi với nhau những điều chân thành và thẳng thắn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (13/5), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành khai mạc phiên họp thứ 33.

Sáng 12/5, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Chiều 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với sự tham dự của đại diện các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường.

Chiều 9/5, Bộ Ngoại giao tổ chức buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao dưới sự chủ trì của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, trong đó khẳng định Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để công nhận là nền kinh tế thị trường.

Chương trình hành động của Thành phố Hà Nội thực hiện nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước sẽ góp phần tạo lập môi trường mới để thu hút, khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ trí thức đang làm việc trên địa bàn Thủ đô.

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.