Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN lần thứ 38

(HanoiTV) - Sáng ngày 26/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN lần thứ 38 cùng Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN.

 

Cùng Thủ tướng tham dự Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội còn có đại diện các cơ quan, đoàn thể của Việt Nam tham gia các kênh đối ngoại Đảng, Chính phủ, Nghị viện và nhân dân trong ASEAN.

Đây là hoạt động mở đầu chuỗi các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra từ ngày 26-28/10/2021. 

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38, Lãnh đạo các nước đã trao đổi về các nỗ lực xây dựng cộng đồng và ứng phó với dịch COVID-19.

Ứng phó COVID-19 và thúc đẩy phục hồi tiếp tục là ưu tiên và được các nước quan tâm thảo luận. Bày tỏ lo ngại trước những tác động tiêu cực đối với kinh tế-xã hội, các nước nhất trí giải pháp cấp bách hiện nay là cần nỗ lực triển khai tiêm chủng toàn dân, tăng cường hệ thống y tế công cộng, đẩy mạnh phục hồi kinh tế. Đồng thời, ASEAN cần tiếp tục nâng cao năng lực tự cường, tự chủ vắc-xin, đảm bảo sự tiếp cận đầy đủ và đồng đều cho người dân.

Các Lãnh đạo ghi nhận những tiến triển đạt được trong triển khai các sáng kiến ứng phó dịch COVID-19, trong đó có kế hoạch sử dụng 10,5 triệu đô-la Mỹ từ Quỹ ASEAN Ứng phó COVID-19 để mua vắc-xin cho các nước thành viên, và phấn đấu có lô vắc-xin đầu tiên trong Quý IV/2021 hoặc Quý I/2022.

Ghi nhận tiến triển tích cực trong triển khai Khung phục hồi tổng thể ASEAN, các nước nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy triển khai các sáng kiến, đồng thời chú trọng tận dụng đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số làm đòn bẩy phục hồi. Các Lãnh đạo đã nhất trí thông qua Khung thỏa thuận Hành lang đi lại ASEAN (ATCAF) nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển thiết yếu trong khu vực, đồng thời tích cực xem xét khả năng công nhận lẫn nhau và áp dụng giấy chứng nhận tiêm vắc-xin điện tử cho người dân.

Các nước đề nghị cần sớm đưa Kho dự phòng vật tư Y tế ASEAN và Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED) đi vào vận hành hiệu quả, đáp ứng các tình huống khẩn cấp trong tương lai.

Các nước cũng cho rằng, ASEAN cần tích cực triển khai các nỗ lực nhằm khôi phục chuỗi cung ứng và dịch vụ bị gián đoạn, gỡ bỏ các rào cản thương mại và dành quan tâm đến các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều như du lịch. Việc sớm phê duyệt Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ góp phần tích cực vào nỗ lực từng bước phục hồi tổng thể và bền vững tại khu vực.

Kết thúc Hội nghị, Lãnh đạo các nước đã thông qua, ghi nhận và công bố 100 văn kiện, nổi lên là một số văn kiện quan trọng như Tuyên bố Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan về Sáng kiến Tổng thể Kết nối các Sáng kiến ASEAN về Ứng phó với Thảm hoạ và các Tình huống Khẩn cấp (ASEAN SHIELD), Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN về Đề cao chủ nghĩa đa phương, Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN về Kinh tế biển xanh, Tuyên bố của ASEAN gửi đến Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP) lần thứ 26, Quy chế hoạt động của Nhóm Đặc trách Cao cấp về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 và Lộ trình, Chiến lược Hợp nhất về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư cho ASEAN…  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố vào sáng 29/3.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu 13 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên, trong chiều 28/3 tại thành phố Đà Nẵng.

Mối nguy lớn nhất của kinh tế thị trường Việt Nam không phải là sự lấn át của doanh nghiệp nhà nước, mà chính là sự trỗi dậy của một nền kinh tế tư nhân dựa trên “doanh nghiệp sân sau”.

Bộ Nội vụ đánh giá cơ chế “đào thải” cán bộ hiện nay chưa đủ mạnh mẽ, khiến đội ngũ công chức vừa thừa, vừa thiếu, xuất hiện tâm lý né tránh, đùn đẩy, không dám nghĩ, không dám làm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam tối 28/3 cho biết, được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, lãnh đạo nước ta đã gửi điện thăm hỏi.