Hơn 3000 học sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông

Sau 10 ngày Hà Nội ra quân thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về ATGT ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, đã có hơn 1000 trường hợp bị xử lý, đặt ra vấn đề phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật giao thông tới cho học sinh.

Em Nguyễn Tuấn Hưng (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) phân trần khi bị xử phạt: "Mọi hôm em đi xe máy điện thì em sẽ đội mũ bảo hiểm, nhưng em nghĩ đối với xe đạp điện thì không cần ấy". Thực chất, chiếc xe mà em học sinh này điều khiển là xe máy điện.

Nhiều bậc cha mẹ còn chủ quan trong việc quan tâm, giám sát con em mình khi tham gia giao thông, dẫn đến nhiều vi phạm ở độ tuổi này. Trong một ca làm việc của tổ công tác đội CSGT đường bộ số 6, lực lượng đã phát hiện, xử lý hàng chục trường hợp, chủ yếu là lỗi không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều.

Em Ngô Trần Vân Anh (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) phân bua về việc không đội mũ bảo hiểm: "Đầu em còn ướt nên em sợ nó bị bết tóc, với lại em chỉ di chuyển đến quán cafe để lấy đồ, rồi mới di chuyển đến trường ạ".

Bắt đầu năm học mới, lực lượng CSGT Hà Nội đã chủ động kế hoạch xử lý, kết hợp tuyên truyền tới học sinh, sinh viên về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Từ 1/10, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, các đội CSGT toàn thành phố đã ra quân, đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền, nhà trường tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ với học sinh các cấp. Qua 10 ngày ra quân đã xử lý hơn 1000 trường hợp.

Thiếu tá Hà Anh Tuấn - Đội CSGT đường bộ số 6, cho biết: "Sắp tới đội CSGT số 6 sẽ tăng cường xử lý những trường hợp học sinh vi phạm luật khi tham gia giao thông. Phụ huynh học sinh nên giao cho con xe khi con đủ tuổi điều khiển xe, và khuyên các em nên đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông".

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm sẽ được thực hiện mạnh tay, triệt để và duy trì thường xuyên với quyết tâm tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của phụ huynh và học sinh. Tất cả những học sinh vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng gửi thông báo về nhà trường để có hình thức kỷ luật, giáo dục, nhắc nhở phù hợp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.