Iran tăng cường sản xuất 60% uranium làm giàu

Quyết định này được Iran đưa ra khi các cuộc đàm phán ngoại giao nhằm cứu vãn thỏa thuận năm 2015 đang đi vào bế tắc.
Trong báo cáo mới nhất của mình, Tổng giám đốc IAEA, Rafael Grossi, thông báo với các quốc gia thành viên rằng Tehran đã thực hiện một phương thức hoạt động mới để sản xuất uranium được làm giàu đến 60% tại nhà máy của họ ở Natanz, miền Trung Iran.
Vào giữa tháng 4, Tehran đã bắt đầu làm giàu uranium đến mức như vậy, so với mức 20% trước đó, vượt xa giới hạn 3,67% do thỏa thuận hạt nhân quốc tế ký kết tại Vienna vào năm 2015. Để chế tạo bom nguyên tử, việc làm giàu phải được đẩy mạnh lên đến 90%.
Iran luôn phủ nhận mong muốn có được vũ khí hạt nhân, đã dần giải phóng mình khỏi những cam kết hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt của phương Tây và Liên hợp quốc. Việc Mỹ rút khỏi nước này vào năm 2018 đã thực sự gây ảnh hưởng đến thỏa thuận. Tổng thống MỹJoe Biden muốn phục hồi Thỏa thuận hồi tháng 4 tại Vienna, nhưng các nỗ lực đàm phán đã chấm dứt vào ngày 20 tháng 6 mà không đạt được tiến triển cụ thể.
Mỹ đã tiến hành đợt không kích mới nhắm vào hơn 40 địa điểm do lực lượng Houthi kiểm soát tại Yemen, trong đó có thủ đô Sanaa.
Lực lượng cứu hộ tại Bangkok (Thái Lan) đang khẩn trương tìm kiếm người mắc kẹt sau vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước do ảnh hưởng từ trận động đất ở Myanmar.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Nga từ đầu tuần sau, nhằm trao đổi về quan hệ Trung-Nga trong giai đoạn tới.
Tổng thống Mexico đã gặp Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem để bàn về hợp tác song phương trong vấn đề di cư và an ninh.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã thăm Greenland và chỉ trích Đan Mạch về vấn đề an ninh cho vùng lãnh thổ Greenland trước các mối đe dọa tiềm tàng.
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã thông báo gửi hỗ trợ đến Myanmar để khắc phục hậu quả của trận động đất.
0