Kết quả đàm phán Nga - Mỹ - Ukraine

Có nhiều điểm khác biệt trong phản ứng của những bên liên quan về kết quả các khuôn khổ đàm phán vừa qua giữa Mỹ - Nga và giữa Mỹ - Ukraine ở Ả Rập Xê Út.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phấn khởi, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh nhưng không giấu nổi tâm trạng không hài lòng, EU và NATO dè dặt và nghi ngại trong khi phía Nga coi như không có gì quá quan trọng và đáng kể.

Kết quả cụ thể, Nga, Ukraine đồng ý với Mỹ về ngừng chiến trong thời hạn nhất định ở vùng Biển Đen. Những nội dung chủ chốt của thoả thuận là đảm bảo an toàn hàng hải trên Biển Đen, không sử dụng vũ lực quân sự ở vùng này và không sử dụng tầu thuyền thương mại vào mục đích quân sự.

Dường như không có thêm tiến triển mới về ngừng chiến sự cục bộ và tạm thời trên con đường hướng tới đạt được ngừng chiến toàn diện và lâu dài, vươn tới mục tiêu cao xa hơn là đạt được giải pháp chính trị hoà bình giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Nhìn vào những điều kiện phía Nga đưa ra để chấp nhận thoả thuận ngừng chiến ở vùng Biển Đen, có thể thấy thỏa thuận trên chưa đủ về lượng lẫn chất để được công nhận là thỏa thuận thực sự.

Những điều kiện của Nga là: phải huỷ bỏ mọi biện pháp cấm vận, trừng phạt Ngân hàng nông nghiệp Nga và các thể chế tài chính của Nga liên quan đến xuất nhập khẩu lương thực và phân bón, đảm bảo cho họ tiếp cận và sử dụng lại mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT, dỡ bỏ mọi biện pháp cấm vận và trừng phạt các nhà xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga, tàu thuyền vận chuyển lương thực xuất khẩu của Nga và huỷ bỏ mọi hạn chế đối với xuất khẩu thiết bị nông nghiệp vào Nga.

Nếu dỡ bỏ những biện pháp chính sách trên sẽ dần đưa đến sự lụi bại không tránh khỏi của toàn bộ hệ thống và cơ chế các biện pháp chính sách của khối Phương Tây về cấm vận và trừng phạt Nga. Hiệu ứng này tai hại đối với Ukraine, EU và NATO nhưng có lợi cho Nga. Nếu những điều kiện trên của Nga không được Mỹ đáp ứng thì thỏa thuận mới đây ở Ả Rập Xê Út chỉ là "hữu danh vô thực", chỉ là một đề xuất ý tưởng thuần túy và chưa phải là thỏa thuận cuối cùng có giá trị ràng buộc về pháp lý quốc tế.

Có thể thấy, Mỹ và Nga dàn xếp với nhau và sau đó Mỹ buộc Ukraine phải chấp nhận trong khi EU và NATO bị gạt ra lề. Ông Trump muốn có tiến triển và kết quả bằng mọi giá, kể cả nhỏ nhoi và chưa thực chất; trong khi Nga vẫn chưa phải thỏa hiệp gì, vẫn an nhàn chủ động dẫn dắt cuộc chơi, ra đòn nhằm vào Ukraine, EU và NATO thông qua Mỹ.

Thỏa thuận mới nửa vời này liệu có trở thành thỏa thuận hoàn chỉnh thật sự hay không, phụ thuộc vào việc phía Mỹ có buộc được Ukraine, EU và NATO chấp nhận những điều kiện đi cùng của Nga hay không.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Nhiều công trình và tòa nhà tại thành phố Mandalay bị đổ sập và hư hại, khả năng còn nhiều người mắc kẹt bên trong. Ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội từ Myanmar.

Năm ngày sau trận động đất 7,7 độ richter, người dân thành phố Mandalay dường như không thể chợp mắt khi chỉ một rung động nhẹ cũng khiến nhiều người choàng tỉnh bên trong những chiếc túi ngủ ngoài trời. Tường thuật của nhóm phóng viên Đài Hà Nội tại Mandalay, Myanmar.

Người dân Gaza đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn lương thực khi Chương trình Lương thực của Liên hợp quốc cho biết sẽ đóng cửa toàn bộ các lò bánh mỳ của tổ chức này tại đây, do không còn nguồn bột mỳ làm bánh.

Du khách từ châu Âu đến Anh sẽ phải đăng ký giấy phép điện tử trước khi nhập cảnh từ ngày 2/4, như một phần trong nỗ lực tăng cường kiểm soát biên giới của Chính phủ Anh.

Người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố kế hoạch thuế quan vào ngày 2/4 nhưng không tiết lộ chi tiết. Nhiều đối tác thương mại của Mỹ đã đưa ra phản ứng trước diễn biến này.

Người dân thành phố Mandalay sau trận động đất lịch sử đã và đang được hỗ trợ, cung cấp nhu yếu phẩm từ chính phủ và các nhà hảo tâm. Thông tin của nhóm phóng viên Đài Hà Nội từ tâm chấn của trận động đất lịch sử.