Luật Thủ đô (sửa đổi) chặt chẽ, chất lượng và xứng tầm
Trình bày báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, ngày 13/5/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo đầy đủ số 825/BC-UBTVQH15 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) (98 trang) gửi các vị đại biểu Quốc hội.
Thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố
Trong đó, về phạm vi điều chỉnh và bố cục của dự thảo luật, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội nhưng đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô; không quy định lại các nội dung, các vấn đề đã được quy định trong các luật khác, đặc biệt là các luật vừa được Quốc hội thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở. Đồng thời, dự thảo luật đã được rà soát, chỉnh lý theo hướng sắp xếp lại trật tự một số điều, khoản trong các chương II, III, IV bảo đảm logic, phù hợp hơn.
Do đó, từ khi thực hiện sáp nhập, mở rộng Thủ đô đến nay, thành phố Hà Nội được mặc nhiên áp dụng các chính sách đối với đô thị loại đặc biệt mà chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân loại đô thị. Việc dự thảo Luật quy định Thủ đô “là đô thị loại đặc biệt” là để ghi nhận thực tế hiện nay và để bảo đảm thực hiện ổn định các cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho Hà Nội, phù hợp với yêu cầu phát triển và tình hình thực tiễn.
Đối với nguyên tắc áp dụng pháp luật, quy định về áp dụng Luật Thủ đô nhằm xử lý mối quan hệ giữa Luật Thủ đô với các luật, nghị quyết của Quốc hội, giữa văn bản quy định chi tiết, văn bản do Chính phủ, bộ, ngành, chính quyền thành phố ban hành để thực hiện những nội dung được phân quyền trong Luật Thủ đô với văn bản của các cơ quan nhà nước khác là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả, hiệu lực thi hành của Luật Thủ đô sau khi được ban hành.
Nhằm làm rõ hơn căn cứ, đảm bảo tính khả thi và tính tương thích giữa Luật Thủ đô (sửa đổi) với các luật khác có liên quan, đại biểu Phan Đức Hiếu - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình góp ý vào điểm a khoản 5 Điều 18 về nội dung liên quan đến các cơ quan, cơ sở, đơn vị phải di dời, quỹ đất còn lại để sử dụng với mục đích là xây dựng không gian công cộng, văn hóa. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy là chưa đủ, đề nghị bổ sung thêm mục tiêu nhằm phát huy giá trị văn hóa và du lịch, quỹ đất không sử dụng chức năng để ở. Quy định như vậy sẽ rõ ràng, đầy đủ và khả thi.
Trên cơ sở đó, dự thảo Luật đã bổ sung quy định nhằm xác định rõ trong trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành có quy định sau thuận lợi hơn cho Thủ đô nhưng việc áp dụng lại chưa được quy định cụ thể trong luật, nghị quyết đó thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Giải trình thỏa đáng, chỉnh lý phù hợp
Về một số nội dung của dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình, làm rõ, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học.
Về mô hình tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội xác định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; theo đó, không tổ chức HĐND ở các phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Về cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố (Điều 9 và Điều 11), trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cơ quan có liên quan, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tăng cường tổ chức bộ máy cho HĐND thành phố Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố nhằm bảo đảm để chính quyền các cấp của thành phố đảm đương được các nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm.
Đối với các nội dung phân quyền cho thành phố Hà Nội liên quan đến tổ chức bộ máy, biên chế, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng đặt ra yêu cầu, trách nhiệm cao hơn cho thành phố Hà Nội so với các địa phương khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, xác định rõ các chính sách đặc thù cần được áp dụng, quy định rõ hơn về đối tượng áp dụng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan và trình tự, thủ tục thực hiện để vừa thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố vừa có cơ chế để tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực thi.
Trong đó, cho phép UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố. Phân quyền cho UBND thành phố được phê duyệt dự án xây dựng các công trình tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố, bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về đê điều (khoản 6 Điều 18). Quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn thành phố, yêu cầu đối với việc phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm và giao Chính phủ quy định mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng.
Cho phép cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố được thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc quyền sở hữu trí tuệ của chính cơ sở, tổ chức đó. Phân quyền cho UBND thành phố quyết định thành lập, mở rộng khu công nghệ cao; ban hành quy chế hoạt động của các khu công nghệ cao do UBND thành phố thành lập (điểm a khoản 1 Điều 24); quy định một số cơ chế đặc thù đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại khu công nghệ cao, trong đó bao gồm cả các cơ chế áp dụng đối với Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (khoản 2 Điều 24).
Mở rộng các lĩnh vực mà HĐND thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và áp dụng trên địa bàn toàn thành phố, không phân biệt nội thành, ngoại thành (khoản 1 Điều 33). Bổ sung một số thẩm quyền cho HĐND, UBND thành phố trong việc quyết định và triển khai thực hiện một số giải pháp về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, nông thôn và cải tạo, chỉnh trang đô thị.
Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng tiếp thu ý kiến đại biểu liên quan đến tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô. Theo đó, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung, biện pháp cụ thể nhằm thu hút, huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô.
Về liên kết, phát triển vùng, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và từ thực tiễn triển khai các quy định về phát triển vùng Thủ đô theo Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng thiết kế có một chương riêng về liên kết, phát triển vùng trong đó thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng động lực phía Bắc và của cả nước (Điều 44); xác định các chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, không chỉ giới hạn trong vùng Thủ đô (khoản 1 Điều 45).
Đại biểu Trần Chí Cường - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng cho ý kiến: "Cần thiết giao quyền chủ động cho Hà Nội trong quyết định chịu trách nhiệm bảo đảm điều kiện thực hiện trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn".
Đề cập về giao thẩm quyền quyết định tổ chức bộ máy, tổ chức thuộc UBND thì ở quy định đã điều chỉnh nên đại biểu Trần Chí Cường tán thành với việc này. Bởi vì thành phố Hà Nội có vị trí, vai trò là Thủ đô của cả nước, khối lượng công việc về quản lý đầu tư phát triển rất lớn, phức tạp, yêu cầu ngày càng cao. Ngoài việc đảo đảm nhiệm vụ của một địa phương cấp tỉnh thì Hà Nội còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ chính trị, đặc biệt yêu cầu cao hơn về đô thị, môi trường, trật tự an toàn xã hội, văn hóa, đối ngoại với vai trò là Thủ đô của đất nước. Đồng thời với vị trí Thủ đô là đô thị đặc biệt có tốc độ phát triển nhanh, quy mô kinh tế lớn, hoạt động thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế, văn hóa, thể thao diễn ra sôi động, đa dạng, có tầm ảnh hưởng lớn.
Do đó, quy định việc giao quyền chủ động cho thành phố trong quyết định chịu trách nhiệm bảo đảm điều kiện thực hiện trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc chính quyền thành phố và cấp huyện để có được tổ chức bộ máy linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn là rất cần thiết.
Theo đại biểu Trần Chí Cường, dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp này đã có sự tiếp thu, chỉnh lý tương đối phù hợp, đưa ra các nguyên tắc, điều kiện để thành lập, tổ chức lại các cơ quan theo yêu cầu quản lý của từng giai đoạn theo ý kiến của một số đại biểu Quốc hội; đồng thời có sự giới hạn về số lượng khi thành lập thêm tổ chức đối với cấp thành phố không vượt quá 15% (tương đương khoảng 3 cơ quan) và đối với cấp huyện thì không có vượt quá 10% (tương đương với 01 cơ quan) theo khung quy định của Chính phủ. Như vậy, vừa một mặt là đảm bảo cho thành phố chủ động sắp xếp, bố trí tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Mặt khác cũng giới hạn trong không phát sinh việc thành lập quá nhiều cơ quan, đơn vị.
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về giải thích từ ngữ, đại biểu Nguyễn Quang Huân , Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương cho biết, tại Điều 3 có nêu: “Cơ sở giáo dục chất lượng cao là cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy định của pháp luật về giáo dục và đạt các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao theo quy định của UBND thành phố Hà Nội”. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm các cơ sở giáo dục dạy nghề và đại học. Về giải thích “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện chất lượng không khí”, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.
Đại biểu Khương Thị Mai, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định chia sẻ cần chú trọng đầu tư, phát triển Thủ đô Hà Nội như một đơn vị hành chính đặc biệt. Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Khương Thị Mai bày tỏ đồng tình và đánh giá cao sự tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6. Hồ sơ dự thảo luật đã chuẩn bị rất công phu, đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thể hiện được tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Kết luận của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 06, Nghị quyết số 15, đặc biệt là Kết luận số 80 của Bộ Chính trị về quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đó là, tăng cường phân cấp, phân quyền, có cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô, trọng tâm là lĩnh vực đầu tư tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách, có cơ chế hợp tác công tư về quy hoạch đất đai, tổ chức bộ máy, tạo sự sáng tạo, tinh thần chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ đô.
Sáng 25/11, tại trụ sở Trung ương Đảng đã khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Trong tuần làm việc cuối của kỳ họp thứ Tám (từ hôm nay, ngày 25/11), Quốc hội sẽ thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng trước khi tiến hành bế mạc kỳ họp vào chiều 30/11.
Sáng 25/11, Quốc hội Khóa 15 bước vào ngày đầu tiên của tuần làm việc cuối cùng Kỳ họp thứ 8, sẽ thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng và xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền.
Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy phải chấp nhận sự hy sinh vì sự phát triển chung của đất nước. Có thể rất nhiều người có năng lực nhưng trong môi trường cơ quan nhà nước thì không phù hợp, nhưng nếu chuyển sang khu vực ngoài nhà nước có khi lại rất thành công. “Ai cũng có chỗ đứng của mình dưới ánh nắng mặt trời”, không làm ở chỗ này thì làm ở chỗ khác, phải xem đấy là chuyện rất bình thường.
Chiều nay (24/11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).
Tại Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.
0