Mỹ có nguy cơ vỡ nợ?
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, nếu nước này không thể thanh toán các khoản chi, điều đó có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đe dọa những tiến bộ về kinh tế mà Mỹ đạt được từ sau đại dịch Covid-19. Nguyên nhân xuất phát từ số tiền chính phủ liên bang thu được và số tiền chi tiêu là khác nhau.
Trong thư gửi chủ tịch Hạ viện Kevin McKathy, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nhấn mạnh, các ước tính của bộ này cho thấy sẽ không thể đáp ứng tất cả các nghĩa vụ tài chính của Chính phủ Mỹ vào đầu tháng 6, nếu Quốc hội không nâng hoặc đình chỉ giới hạn nợ trước thời điểm này.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, nếu tình cảnh vỡ nợ xảy ra, hàng loạt người sẽ mất việc làm, đẩy các khoản thanh toán hộ gia đình rơi vào bế tắc. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải đối mặt với thị trường tín dụng xấu đi và chính phủ sẽ không thể cấp các khoản thanh toán cho các gia đình quân nhân và người cao tuổi sống dựa vào an sinh xã hội.
Trước đó, Hạ viện Mỹ do phe Cộng hòa nắm thế đa số trước đó đã thông qua đề xuất tăng giới hạn nợ quốc gia, nhưng đi kèm với biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu của chính phủ, động thái vấp phải sự phản đối từ Tổng thống Joe Biden và phe Dân chủ, hiện đang kiểm soát Thượng viện. Các khoản cắt giảm sẽ ảnh hưởng tới phí chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cũng như các biện pháp ưu đãi thuế đối với năng lượng Mặt Trời và các nguồn năng lượng thân thiện với khí hậu khác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đã thông báo triệu tập 4 quan chức hàng đầu của Quốc hội tới Nhà Trắng để tham dự cuộc họp về giới hạn nợ vào tuần tới.
Theo giới quan sát, cuộc chiến về trần nợ công của Mỹ có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm tới. Trước đó, vào năm 2011, một cuộc chiến trần nợ tương tự đã đưa nước Mỹ đến bờ vực vỡ nợ và khiến xếp hạng tín dụng hàng đầu của đất nước bị hạ bậc. Trần nợ công của Mỹ hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Lần gần nhất Mỹ nâng trần nợ công của nước này là vào tháng 12/2021.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
Theo giới quan sát, thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine là bước đi chiến lược có thể mang lại lợi ích kinh tế và an ninh cho cả hai bên. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi về chủ quyền tài nguyên, mối quan hệ với EU và khả năng dẫn đến sự phụ thuộc mới.
Gần 100 ngày sau khi trở lại Nhà Trắng, chương trình nghị sự của ông Trump đã và đang tác động mạnh mẽ tới nước Mỹ và thế giới, từ vấn đề nhập cư, bộ máy liên bang, đến chính sách đối ngoại và thương mại quốc tế cùng nhiều vấn đề khác. Đây đều là những vấn đề có thể làm thay đổi toàn diện nước Mỹ, tác động không nhỏ đến kinh tế và địa chính trị thế giới.
Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.
0