Mỹ có thể sớm đối mặt với khủng hoảng y tế

"Bạn đã nhìn thấy những kệ trống trong siêu thị và hãy tưởng tượng sự hoảng loạn cũng sẽ xảy đến với tất cả các bệnh viên trên toàn nước Mỹ, khi thiếu đồ bảo hộ cho bác sĩ, thiết bị điều trị cho bệnh nhân", Thomas Tsai, bác sĩ phẫu thuật và nhà nghiên cứu tại trường y Harvard chia sẻ với AFP.
Tính hết ngày 16/3, hơn 4.400 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó 78 trường hợp tử vong, vẫn chưa đến thời điểm đỉnh của dịch bệnh.
Cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đang cho thấy điểm yếu của hệ thống y tế, khi chỉ có 2,8 giường bệnh/ 1.000 dân, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, như 12,3 giường bệnh/1.000 dân tại Hàn Quốc, 4,3 tại Trung Quốc và 3,2 tại Italia.
Đối với giường chăm sóc đặc biệt có ít hơn 100.000 giường, trong khi phải cần tới 200.000 giường khi dịch bệnh bùng phát cấp độ nhẹ và lên tới 2,9 triệu giường với dịch bệnh bùng phát toàn quốc.
Số bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp không ít, khi Mỹ chỉ có 160.000 máy hỗ trợ hô hấp, một con số quá ít ỏi. Tổng thống Mỹ Trump đã yêu cầu Thống đốc các bang hãy chủ động mua các trang thiết bị vật tư y tế, không nên phụ thuộc vào chính quyền Liên bang.
Trong thời điểm này, các bác sĩ đang sàng lọc bệnh nhân nên ưu tiên cho loại bệnh nào. Hạn chế đến bệnh viên là ưu tiên hàng đầu và áp dụng phương pháp khám bệnh từ xa. Các bác sĩ sẽ dành ưu tiên cho bệnh dịch COVID-19 trước, sàng lọc các loại bệnh khác xem bệnh nhân nào có thể chờ đợi được vài tháng để điều trị.
Cho tới hiện nay, Mỹ chưa huy động quân đội vào cuộc, song Tổng thống Mỹ cho biết đang xem xét việc xây dựng các bệnh viện dã chiến. Việc huy động nguồn lực từ quốc phòng vào cuộc chiến chống dịch bệnh sẽ là giải pháp cuối cùng.
Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ làm rung chuyển các tòa nhà và làm sập một tòa nhà chọc trời đang được xây dựng tại Bangkok.
Số người thiệt mạng do trận động đất tại Myanmar đã tăng lên hơn 1.000 người, trong khi gần 2.400 người bị thương và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Các hoạt động cứu hộ cứu nạn tại Bangkok và Mandalay đang được khẩn trương triển khai sau trận động đất kinh hoàng ngày 28/3.
Sân bay chính tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar phải đóng cửa tạm thời sau khi tháp kiểm soát không lưu sụp đổ do trận động đất ngày 28/3.
Giới chức Hàn Quốc cho biết cháy rừng đã bùng phát trở lại vào sáng 29/3 tại tỉnh Gyeongsang Bukdo.
Đến trưa 29/3, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar lên tới 1.002 người, có 2.376 người bị thương và vẫn còn 30 người mất tích.
0