NATO bắt đầu tập trận ở Bắc Âu

Ngày 4/3, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên lãnh thổ Bắc Âu. Cuộc tập trận dự kiến kéo dài gần hai tuần tại các khu vực phía bắc Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển với sự tham gia của hơn 20.000 binh sĩ từ 13 quốc gia.

Theo quân đội Phần Lan, với hơn 4.000 binh sĩ Phần Lan tham gia, cuộc tập trận “Phản ứng Bắc Âu 2024” do Na Uy dẫn đầu là cuộc tập trận nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay mà nước này từng tham gia.

“Lần đầu tiên, Phần Lan sẽ tham gia với tư cách là một quốc gia thành viên NATO trong việc thực hiện phòng thủ tập thể tại các khu vực của liên minh”, Lực lượng Phòng vệ Phần Lan cho biết trong một tuyên bố.

Dù chưa phải là thành viên chính thức của NATO nhưng lực lượng vũ trang Thụy Điển cho biết khoảng 4.500 quân nhân thuộc lực lượng không quân, lục quân và hải quân của nước này sẽ tham gia cuộc tập trận được tiến hành trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt ở Bắc Cực.

Một trong ba máy bay chiến đấu JAS 39 Gripen của Lực lượng Không quân Thuỵ Điển cất cánh từ Blekinge Wing F17 tại Kallinge miền Nam Thuỵ Điển, đến căn cứ Sardinia để tham gia chiến dịch do NATO dẫn đầu ở Libya, vào ngày 2/4/2011.

Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới dài 1.340 km với Nga, đã gia nhập NATO vào tháng 4 năm 2023, chấm dứt nhiều thập kỷ duy trì chính sách không liên kết quân sự. Trong khi đó, sau khi đã được tất cả các thành viên NATO phê chuẩn, nước láng giềng Thụy Điển cũng đang hoàn tất các thủ tục để gia nhập liên minh quân sự này và có thể sẽ trở thành thành viên thứ 32 của NATO trong tháng 3.

Thủ tướng Thuỵ Điển Ulf Kristersson, trái, phát biểu trong cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại trụ sở Chính phủ Thuỵ Điển ở Stockholm ngày 24/10/2023.

Cuộc tập trận trên toàn Bắc Âu là một phần của cuộc tập trận “Người bảo vệ kiên định 2024”, cuộc tập trận lớn nhất của NATO trong nhiều thập kỷ, với sự tham gia của tới 90.000 binh sỹ và kéo dài nhiều tháng. Các quốc gia tham gia cuộc tập trận gồm có Bỉ, Anh, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Mỹ.

Khoảng một nửa quân số sẽ tập trận trên đất liền. Theo quân đội Na Uy, số còn lại sẽ huấn luyện trên biển với hơn 50 tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu sân bay và các tàu đổ bộ khác nhau, cũng như huấn luyện trên không với hơn 100 máy bay chiến đấu, máy bay vận tải, máy bay giám sát hàng hải và trực thăng.

Các quan chức quân sự Na Uy cho biết cuộc tập trận chung sẽ tập trung vào việc phòng thủ và bảo vệ khu vực Bắc Âu.

Tàu quét mìn HMS Koster của Hải quân Thuỵ Điển tuần tra tại Quần đảo Stockholm, Thuỵ Điển, vào ngày 19/10/2014.

Tổng thống mới của Phần Lan Alexander Stubb và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre sẽ thị sát cuộc tập trận ở miền bắc Na Uy vào ngày 7 tháng 3. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Stubb kể từ khi ông tuyên thệ nhậm chức hôm 1/3. Ngoài ra, công chúa Thụy Điển Victoria cũng sẽ tới thăm một căn cứ không quân ở miền bắc Thụy Điển vào ngày 11/3.

Theo kế hoạch, cuộc tập trận của NATO sẽ kéo dài đến ngày 15/3.

Trong khi đó, Nga cho biết đang giám sát chặt chẽ cuộc tập trận, coi đây là động thái khiêu khích. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nêu rõ: “Quân đội Nga đang theo dõi họ, tất cả các phương tiện cần thiết đều sẵn sàng. Lập trường chính trị của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi cho rằng những cuộc tập trận này mang tính chất thị uy và khiêu khích”./.

(Theo AP)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống nước này Tharman Shanmugaratnam, đồng thời cho biết ông và chính phủ của mình sẽ chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 15/5.

Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 13/5 đưa tin, ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng tên lửa Tochka vào khu vực thành phố Belgorod ở Tây Nam nước này một ngày trước đó.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi tăng cường năng lực pháo binh của quân đội khi ông đến thăm các nhà máy vũ khí chủ chốt.

Hai vận động viên nhảy dù người Áo Marco Fürst (33 tuổi) và Marco Waltenspiel (39 tuổi) đã trở thành những người đầu tiên thực hiện thành công chuyến nhảy dù qua cầu tháp mang tính biểu tượng của thủ đô nước Anh.

Nhằm giảm ô nhiễm không khí ở đô thị, các nhà khoa học Argentina đã tạo một lò phản ứng quang sinh học dưới dạng bể chứa tảo, được gọi là “cây lỏng” để loại bỏ CO2 khỏi không khí và tạo ra oxy ở các khu vực thành thị.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công hệ thống chạy hydro lỏng trên xe tải hạng nặng, thay thế hệ thống chạy bằng xăng. Công nghệ mới đã đánh dấu một bước đột phá trong lĩnh vực vận tải của nước này.