Ông Trump ký sắc lệnh hành pháp cải tổ bầu cử
Theo thông tin từ Nhà Trắng, Ủy ban Hỗ trợ Bầu cử sẽ yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh quyền công dân Mỹ do chính phủ cấp trên mẫu đơn đăng ký cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Các cơ quan như Bộ An ninh Nội địa, Cục Quản lý An sinh Xã hội và Bộ Ngoại giao phải cung cấp cho các tiểu bang quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu Liên bang để xác minh tư cách và quyền công dân của những cá nhân đăng ký bỏ phiếu.
Sắc lệnh cũng trao quyền cho các cơ quan liên bang cắt giảm tài trợ cho các tiểu bang bị coi là không tuân thủ và chỉ thị cho Bộ Tư pháp truy tố những gì Nhà Trắng mô tả là tội phạm bầu cử. Biện pháp này nhằm ngăn chặn các tiểu bang chấp nhận phiếu bầu qua thư sau ngày bầu cử, bất kể chúng được gửi qua thư vào thời điểm nào.

Thư ký Nhà Trắng Will Scharf mô tả là đây là hành động hành pháp có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất được thực hiện trong lịch sử quốc gia. Sắc lệnh này đại diện cho hành động mới nhất trong danh sách dài các biện pháp chống lại vấn đề nhập cư của Tổng thống Mỹ, cũng như các hệ thống bỏ phiếu hiện tại.
Theo The Guardian, nếu được thực thi, sắc lệnh mới của ông Trump sẽ đảo ngược quy trình đăng ký cử tri của Mỹ, có thể tước quyền bầu cử của hàng triệu công dân. Năm 2024, có khoảng 21 triệu người Mỹ trong độ tuổi bỏ phiếu, chiếm khoảng 9% dân số, không có giấy tờ tùy thân hợp lệ hiện hành để đủ điều kiện đi bầu cử theo sắc lệnh mới của Tổng thống Trump.
Danielle Lang, một luật sư về quyền bỏ phiếu tại Trung tâm Luật pháp Chiến dịch phi lợi nhuận, cho biết: "Câu trả lời ngắn gọn là sắc lệnh hành pháp này, giống như rất nhiều sắc lệnh khác mà chúng ta từng thấy trước đây, là vô luật pháp và khẳng định mọi loại quyền hành pháp mà ông ấy (Donald Trump) chắc chắn không có".
Đảng Cộng hòa từ lâu đã tìm cách thêm quyền công dân vào mẫu đơn liên bang và đã bị tòa án cản trở. Ví dụ, trong quyết định 7-2 năm 2013, Tòa án Tối cao Mỹ cho biết bang Arizona không thể yêu cầu bằng chứng về quyền công dân để bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Quyền đặt ra các yêu cầu trên mẫu đơn liên bang được giao cho Ủy ban Hỗ trợ Bầu cử lưỡng đảng.


Giáo hoàng Francis, vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đến từ Mỹ Latin, đã qua đời vào ngày 21/4, hưởng thọ 88. Trong suốt quá trình chủ trì Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Francis đã mang lại nhiều cải cách nổi bật khiến cả thế giới nghiêng mình thán phục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc gặp trực tiếp khi tới Vatican dự lễ tang Giáo hoàng Francis.
Một vụ nổ lớn xảy ra ngày 26/4 tại cảng Shahid Rajaee, thành phố Bandar Abbas, tỉnh Hormozgan, miền Nam Iran đã khiến ít nhất 4 người tử vong và 516 người bị thương.
Chính phủ Ukraine mới đây cho biết họ đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ và Kiev có thể bị vỡ nợ khoảng 600 triệu USD trước thời hạn vào cuối tháng 5.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 25/4 đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại khu vực Jammu và Kashmir, kêu gọi sự truy cứu trách nhiệm và hợp tác quốc tế để đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý.
Mỹ và Iran tiến hành vòng đàm phán hạt nhân thứ ba, bước vào giai đoạn đàm phán kỹ thuật mà các chuyên gia nhận định là sẽ khó khăn hơn khi Washington đưa ra các điều kiện của mình.
0