Nên hay không cho học sinh nghỉ đông?

Mấy ngày qua, thời tiết các tỉnh phía Bắc hạ nhiệt xuống thấp, nhiều phụ huynh lo lắng khi trẻ nhỏ vẫn phải dậy sớm để tới trường. Đã có nhiều ý kiến tranh luận về việc Việt Nam cũng nên cho học sinh có thêm kỳ nghỉ đông như nhiều nước trên thế giới, đề xuất này đã nhận được nhiều sự quan tâm.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Những ngày này, chị Đinh Quỳnh Trang đều mang theo con đến chỗ làm của mình, bởi hai con chị đang theo học tại một trường quốc tế đóng trên địa bàn Hà Nội nên được nghỉ đông với thời gian là 2 tháng. Trường con chị Trang phân theo thời gian là hai tháng nghỉ đông, một tháng nghỉ hè, tính ra cũng đủ ba tháng như các trường ở Việt Nam, nhưng thời gian chia làm Đông- Hè.

Nhưng cũng có nhiều trường tại Việt Nam học theo chương trình quốc tế, tuy nhiên vẫn cho học sinh học theo lịch học bình thường với ba tháng nghỉ hè, bởi các trường muốn thống nhất lịch thi, lịch học, chương trình với các kỳ thi chung của toàn quốc. Đồng thời, ở Việt Nam phân ra khí hậu của ba miền, nên nếu nghỉ sẽ dễ lệch với thời tiết từng vùng.

Có nhiều trường tại Việt Nam học theo chương trình quốc tế, tuy nhiên vẫn cho học sinh học theo lịch học bình thường với ba tháng nghỉ hè

Trước thời tiết có nhiều thay đổi, Sở Giáo dục và Đào tạo tại nhiều địa phương đã để các trường tự chủ, tùy vào điều kiện để thay đổi giờ vào học của học sinh sao cho phù hợp.

Trường Tiểu học An Thượng B, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, những ngày đông này, để đảm bảo giữ ấm cho học sinh, nhà trường đã điều chỉnh giờ học từ 7h15 lên 8h00.

Cô giáo Phạm Thị Thương, Trường Tiểu học An Thượng B, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội chia sẻ: "Tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 1, từ khi trường thay đổi giờ học, các con đến đúng giờ hơn, khi đến lớp các con không còn ngủ gật trên lớp. Với đặc điểm thời tiết của nước ta, nhà trường lùi lịch học như thế này là đảm bảo được sức khỏe cho các con và lịch học trên trường".

Bà Nguyễn Thị Nhàn, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Thượng B, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội cho biết thêm: "Khi nhận được công văn của Sở và hướng dẫn của phòng giáo dục để các trường được tự chủ về thời gian các con đến trường thì nhà trường cũng đã lấy ý kiến của cha mẹ học sinh, và sau khi được trên 90% cha mẹ học sinh đồng ý lùi thời gian thì nhà trường đã thông báo đến học sinh để các con trong thời tiết mùa đông được đi học muộn hơn để đảm bảo sức khỏe".

Kỳ nghỉ đông hay hè cũng là quãng thời gian để học sinh nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và giảm đi những ảnh hưởng của thời tiết đối với các em. Do đó, căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện đảm bảo để làm sao thống nhất, phù hợp với kế hoạch thời gian năm học chung của toàn quốc là điều các địa phương và trường học đang làm để tạo điều kiện tốt nhất cho các em.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 11/4 cho biết, Sở đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dành cho thí sinh theo học chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao cho 122 trường trung học phổ thông công lập và công lập tự chủ là 1.795 lớp với 79.740 học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập 15 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi, 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi, 63 đoàn kiểm tra công tác chấm thi và 5 đoàn kiểm tra phúc khảo bài thi trong kỳ thi THPT năm 2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo học sinh Hà Nội sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục (30/4 - 4/5/2025) trong dịp lễ 30/4,1/5 năm nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình gửi Chính phủ với mục tiêu đến năm 2030, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo (mức độ 1); đến năm 2035, đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi cho trẻ mẫu giáo (mức độ 2).

Giáo dục STEM đang được đẩy mạnh trong các trường học, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua nhiều hoạt động học tập phong phú, bổ ích, đổi mới, sáng tạo.