Ngọn lửa xung đột Israel - Palestin bùng cháy| Nhìn ra thế giới| 08/10/2023

Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự mới mang tên "Cơn bão Al-Aqsa" chống lại Israel và kêu gọi người dân Palestine tham chiến, đồng thời cho biết 5.000 quả tên lửa đã được phóng về phía Israel. Tình hình căng thẳng leo thang nhanh chóng với con số người thiệt mạng mỗi bên đã tăng lên hàng trăm người, và được đánh giá là cuộc xung đột chết chóc nhất giữa Israel và Palestine trong 50 năm qua.

Phong trào Hamas ngày 7/10 tiến hành cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào Israel với việc triển khai nhiều tay súng xâm nhập biên giới và bắn một loạt rocket từ Dải Gaza, đặt Israel vào trạng thái báo động. Các chiến binh Hamas dùng thuốc nổ vượt qua hàng rào biên giới bao quanh lãnh thổ Địa Trung Hải vốn bị phong tỏa từ lâu, sau đó vượt qua bằng xe máy, xe bán tải, dù lượn và tàu cao tốc trên bờ biển. Tính nghiêm trọng, sự tinh vi và thời điểm của cuộc tấn công đã khiến người Israel bàng hoàng.

Thị trấn Sderot chỉ cách Dải Gaza 4 km. Nhiều thi thể nằm trên đường phố, sau vụ tấn công lớn nhất của Hamas vào Israel trong nhiều năm. Nhiều xe cộ trên đường đầy lỗ đạn và cháy rụi sau vụ tấn công. Xe cứu thương, cảnh sát và thành viên lực lượng vũ trang Israel cũng có mặt tại hiện trường.

Các tay súng Hamas tiếp tục giao tranh trong một số cộng đồng Israel vài giờ sau khi cuộc tấn công bắt đầu. Cơ quan cứu hộ quốc gia Israel cho biết hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, biến vụ việc trở thành vụ tấn công đẫm máu nhất ở Israel trong nhiều năm.

“Hôm nay chúng tôi đã nói rằng hàng chục sĩ quan và binh lính Israel đã bị bắt làm tù binh. Nay tôi muốn khẳng định lại rằng con số này còn lớn hơn gấp nhiều lần và xảy ra khắp Dải Gaza.”, người phát ngôn của Hamas tuyên bố.

Cuộc tấn công có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột lớn hơn, giống như các cuộc xung đột trước đây giữa Israel và các tay súng Hamas quản lý dải Gaza. Thủ lĩnh của phong trào Hamas, Mohammed Deif, tuyên bố cuộc tấn công là để đáp trả lệnh phong tỏa Gaza kéo dài 16 năm, các cuộc đột kích của Israel bên trong các thành phố Bờ Tây, bạo lực tại đền thờ Al Aqsa tại thánh địa Jerusalem cùng các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của những người định cư vào người Palestine , cũng như việc mở rộng các khu định cư.

Chiến dịch tấn công vào Gaza với tên gọi “Gươm sắt” được tiến hành đồng thời cả trên bộ và trên không. Theo đó, máy bay chiến đấu của Israel đã không kích hàng loạt mục tiêu ở dải Gaza, trong khi lực lượng bộ binh với sự tham gia của hàng chục xe tăng và thiết giáp đã tiến vào Gaza từ nhiều hướng khác nhau.

Khi còi báo động vang lên khắp miền Nam và miền Trung Israel, bao gồm cả ở Jerusalem, quân đội Israel xác nhận họ đang trong trạng thái sẵn sàng chiến tranh,

Cùng ngày, tại Tel Aviv, lãnh đạo đối lập Israel, Chủ tịch đảng Yesh Atid, ông Yair Lapid đã kêu gọi Thủ tướng Benjamin Netanyahu thành lập một “Chính phủ khẩn cấp” để lãnh đạo đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn. Theo ông Atid, việc thành lập Chính phủ khẩn cấp với tiêu chí chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm, với sự tham gia của ông Lapid và Thủ lĩnh đảng Liên minh quốc gia, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz sẽ cho thế giới thấy sự đoàn kết của người Israel trong bối cảnh chiến sự. Ngay sau đó, truyền thông Israel đưa tin Thủ tướng Netanyahu đã mời ông Yair Lapid và ông Benny Gantz tham gia một Chính phủ mở rộng.

Thủ tướng Israrel Benjamin Netanyahu nói "Kể từ sáng nay (7/10), Nhà nước Israel đã rơi vào tình trạng chiến tranh. Trong chiến tranh, người ta cần phải bình tĩnh. Tôi kêu gọi tất cả công dân Israel đoàn kết lại để đạt được mục tiêu cao nhất của chúng ta – chiến thắng trong cuộc chiến.”

Quân đội Israel cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn tại 22 địa điểm ở miền nam Israel 12 giờ sau khi phong trào Hamas thực hiện cuộc đột nhập bất ngờ vào khu vực. Người phát ngôn của quân đội, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari cho biết Israel đã giành lại quyền kiểm soát ở một số cộng đồng nhưng quân đội vẫn đang tiến hành truy quét để đảm bảo an toàn.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Israel Yossi Beilin cho biết Al Jazeera, sau khi giao tranh kết thúc có thể điều tra sẽ được tiến hành để xác định nguyên nhân vì sao các cơ quan tình báo Israel không phát hiện sớm các cuộc tấn công bất ngờ của Hamas. Israel nổi tiếng với khả năng tình báo và luôn giám sát chặt chẽ người Palestine, nhưng lại bất ngờ trước các cuộc tấn công lần này của Hamas.

Thông báo của người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric cho hay, Tổng thư ký Antonio Guterres cùng ngày đã kêu gọi “tất cả nỗ lực ngoại giao nhằm tránh xung đột lan rộng”. Tuyên bố nêu rõ: “Tổng thư ký vô cùng quan ngại cho tình hình người dân và kêu gọi kiềm chế tối đa. Người dân luôn phải được tôn trọng và bảo vệ theo luật nhân đạo quốc tế”. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiến hành họp khẩn vào ngày 8/10 để thảo luận về tình hình .

"Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền Volker Volker Tuerk kêu gọi họ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để tránh thương vong cho dân thường ở đó. Cao ủy kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực và kêu gọi tất cả các bên và các quốc gia chủ chốt trong khu vực giảm bớt leo thang để tránh đổ máu thêm.”, bà Liz Throssell, người phát ngôn nhân quyền Liên Hợp Quốc nói.

Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi "chấm dứt ngay lập tức bạo lực" và nhấn mạnh " bạo lực không giải quyết được điều gì". Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng lên án đợt tấn công của Hamas là "nhắm vào dân thường vô tội".

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, phát biểu trong cuộc họp với đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan kêu gọi Israel và Palestine kiềm chế, không có thêm các hành động thù địch.

Từ Cairo, Bộ Ngoại giao Ai Cập ra tuyên bố cảnh báo “hậu quả thảm khốc” từ xung đột leo thang giữa Israel và Palestine. Tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế tối đa và tránh gây thêm nguy hiểm cho dân thường. Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shukri cũng có cuộc điện đàm với Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại Josep Borrell thảo luận về các diễn biến giữa Israel và Palestine từ tối 6/10, trong đó nhấn mạnh hai bên cần kiềm chế để tránh “các nguy cơ nghiêm trọng".

Từng là một phần của đế quốc Ottoman và sau đó là đế quốc Anh, dải Gaza trở thành nơi ẩn náu của khoảng 200.000 người Palestine bị mất gốc do cuộc chiến tranh Ả rập - Israel năm 1948. Ai Cập sau đó cai trị Gaza cho đến khi Israel giành kiểm soát trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Đến năm 2005, Israel rút quân khỏi Gaza và bỏ lại các khu định cư của công dân Israel. Ngày nay, Gaza cùng với Bờ Tây là hai vùng lãnh thổ mà người Palestine thực hiện quyền tự trị song bị hạn chế. Israel duy trì quyền kiểm soát không phận và lãnh thổ hàng hải của Gaza. Và Kể từ khi lực lượng Hồi giáo Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza vào năm 2007, vùng đất nhỏ và đông đúc này đã trở thành tâm điểm của cuộc xung đột quân sự giữa Israel và người Palestine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các nhà phân tích cảnh báo hậu quả kinh tế của kịch bản xung đột Trung Đông lan rộng là rất nghiêm trọng. Nếu một cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra, bức tranh kinh tế của các quốc gia trong khu vực được dự báo sẽ là một màu xám u ám.

Cuộc đua vào Nhà Trắng tại Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút. Trong những ngày này, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump tích cực tiến hành các cuộc vận động ở các bang quan trọng, hay còn gọi là bang chiến địa. Đặc biệt, một nhóm đối tượng cử tri mà cả hai ứng cử viên đều muốn hướng tới là cử tri da màu.

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump cam kết thúc đẩy một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng với trọng tâm là áp dụng mức thuế quan toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại nhiệm kỳ thứ hai của chính trị gia 78 tuổi này ở Nhà Trắng sẽ khiến mức thuế quan của Mỹ lên cao nhất lịch sử và thương mại toàn cầu sẽ thay đổi một cách căn bản.

Bà Kamala Harris, ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ đang tìm cách thể hiện bản thân nhiều hơn để thu hút thêm lá phiếu, đặc biệt là tại các bang chiến địa trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024.

Theo kết quả bầu cử Hạ viện Nhật Bản hôm 27/10, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba và đối tác liên minh đảng Công minh - Komeito đã mất đa số ngế tại Hạ viện. Đây là lần đầu tiên LDP mất đa số tại Hạ viện sau 15 năm, kể từ khi mất quyền lực tạm thời vào năm 2009. Đây clà cuộc khủng hoảng lớn nhất mà đảng này gặp phải kể từ khi trở lại nắm quyền vào năm 2012.

Để đạt mục tiêu nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới cần phải giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, nhờ các chính sách hỗ trợ và kinh tế thuận lợi, công suất năng lượng tái tạo của thế giới dự kiến sẽ tăng vọt, đáp ứng gần một nửa nhu cầu điện vào cuối thập kỷ này.