Nhiều kỳ vọng về Luật Nhà giáo
Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp là một trong những điểm mới được đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo, thu hút sự quan tâm của đội ngũ giáo viên.
Cô giáo Trương Thị Thu Thủy, Trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng, cho biết: "Mình cảm thấy rất vui, rất phấn khởi vì mình cảm thấy được đặt đúng vị trí, về công lao, sức lực cũng như sự đánh giá của Nhà nước về ngành nghề này".
Cô giáo Nguyễn Thị Diễn, Trường THCS Lê Lợi, Hải Phòng, cho rằng: "Tất cả các giáo viên đều mong muốn như vậy vì được hỗ trợ về kinh tế cho gia đình và mình cũng có thêm động lực trong công việc hiện tại của mình".
Đề xuất ngành giáo dục được chủ động tuyển giáo viên cũng là điểm đột phá của dự thảo Luật Nhà giáo, để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 như hiện nay. Bà Nguyễn Thị Nhàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học A Thượng B, Hà Nội, cho biết: "Mong muốn của mỗi nhà trường là khi chúng tôi thiếu giáo viên nào, chúng tôi được phép ký hợp đồng với giáo viên đó. Điều đó sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho phía các nhà trường".
Theo ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục nhà giáo và Quản lý cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức giáo dục sẽ được tuyển dụng đúng người, đồng thời bảo đảm được tính tuyển dụng thường xuyên, không để xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên và tuyển dụng được đủ hết chỉ tiêu được giao cho ngành giáo dục".
Dự thảo Luật lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập; nhà giáo được chuẩn hóa qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp; chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo và quản lý nhà nước về nhà giáo cũng được đề cập đầy đủ, toàn diện.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nhận định: "Chúng ta cần một số chính sách đặc thù đối với nhà giáo, tuy nhiên những chế độ, chính sách như thế nào và được áp dụng tới đâu cũng cần xem xét và rà soát kỹ lưỡng, sao cho đảm bảo được việc chúng ta tôn trọng, tôn vinh nhà giáo nhưng không mâu thuẫn với pháp luật hiện hành và đảm bảo không tạo ra sự cách biệt quá lớn giữa nhà giáo và các lực lượng lao động khác trong xã hội".
Trong không khí cả nước tri ân nhà giáo, việc Luật Nhà giáo được đưa ra trình Quốc hội mang lại nhiều hy vọng cho đội ngũ nhà giáo về cả vấn đề chuyên môn và chế độ chính sách, khẳng định vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sáng 20/11, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ đã phát hiện, tìm thấy 3 em còn lại trong vụ 5 em học sinh lớp 8 đuối nước và mất tích tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Sau những phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự đô thị, Ban chỉ đạo 197 phường Cống Vị, với nòng cốt là lực lượng công an phường đã liên tục tổ chức các đợt ra quân xử lý vi phạm. Tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè, ô nhiễm môi trường đã được cải thiện rõ rệt.
Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cá nhân năng lực yếu, sợ trách nhiệm, để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài, lãng phí nguồn lực.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024, với tổng kinh phí dự kiến hơn 37 tỷ đồng. Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão từ 30% trở lên.
0