Nhiều vấn đề an sinh xã hội được cử tri gửi gắm
Từ chủ trương phục hồi kinh tế, nhà ở xã hội cho công nhân lao động; cho đến các chính sách hỗ trợ phục hồi sinh kế cho các hộ nông dân sau cơn bão số 3. Những ý kiến tâm huyết đã được gửi đến nghị trường với mong muốn các chính sách an sinh ngày càng phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Sau cơn bão số 3, khó khăn chồng chất khó khăn, vừa phải kiếm kế duy trì thu nhập sinh hoạt hằng ngày, vừa phải xoay xở đổ vốn đầu tư cho kịp vụ mùa năm tới. Các chủ vườn đào tại khu vực ven sông Hồng Hà Nội, mong muốn Nhà nước triển khai sớm các chính sách hỗ trợ, để kịp thời gấp rút cải tạo lại vườn, khôi phục lại vườn đào, tái thiết và ổn định cuộc sống.
Ông Trần Tuấn Việt – Chủ tịch Hội làng nghề trồng đào phường Nhật Tân chia sẻ: "Chúng tôi rất mong muốn các lãnh đạo và chính quyền hỗ trợ nhanh để giúp bà con. Cây đào phải trồng mất khoảng 14-16 tháng, cho nên bây giờ bà con đang chuẩn bị đầu tư giống. Tầm tháng 10 - 11 bắt đầu trồng và cây nhỏ thì phải 1-2 năm mới có thu hoạch".
Bên cạnh đó, các cử tri có ý kiến Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành cần có chính sách hợp lý, tạo điều kiện để người dân, nhất là công nhân lao động thực sự có nhu cầu, được tiếp cận mua nhà ở xã hội và có thêm nhiều nhà trẻ, mẫu giáo tại các khu công nghiệp để có thể yên tâm gửi gắm con khi đi làm, để ổn định cuộc sống.
Giống kỳ họp trước, kỳ này Quốc hội cũng dành thời lượng thích đáng để thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025. Cả nước chỉ còn hơn một năm nước rút để hoàn thành các mục tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, trong khi thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề mới nên nội dung thảo luận về bức tranh toàn cảnh phát triển kinh tế - xã hội được các đại biểu, cử tri và chuyên gia rất trông đợi.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra khi chỉ còn hơn 2 tháng là kết thúc năm 2024. Do đó, cử tri và nhân dân đều mong muốn Quốc hội thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, tất cả vì phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0