Những nguy hiểm ẩn sau hình ảnh cực quang tuyệt đẹp

Những cơn bão từ (bão Mặt trời) tạo ra hình ảnh cực quang tuyệt đẹp khiến người xem thích thú nhưng lại khiến các nhà khoa học lo lắng bởi những ảnh hưởng tới sức khỏe con người và các thiết bị vệ tinh, hệ thống lưới điện.

Bão mặt trời hình thành bức tranh cực quang đầy sắc màu

Bão mặt trời hay còn gọi là "bão từ" - là sự biến thiên mạnh của từ trường trái đất khi mặt trời hoạt động mạnh, trên bề mặt mặt trời xuất hiện những vết đen. Từ các vết đen này xảy ra các vụ bùng nổ sắc cầu mặt trời phóng vào vũ trụ sinh ra các chùm plasma (gọi là chùm sắc cầu plasma mặt trời).

Chúng bao gồm những phân tử trung hòa về điện sẽ tác động đến trái đất bao trùm toàn bộ trái đất và làm xáo trộn hệ thống từ trường. Những hạt năng lượng tương tác với khí trong bầu khí quyển của chúng ta, tạo ra những màn ánh sáng tuyệt đẹp trên bầu trời hay còn gọi là cực quang.

Ngày 11/5, cơn bão mặt trời (bão địa từ) mạnh nhất trong hai thập kỷ qua bất ngờ tấn công trái đất hôm đã tạo ra hình ảnh cực quang ngoạn mục với nhiều màu sắc, từ màu hồng, xanh lá cây, tím, trên bầu trời Mexico, miền Nam châu Âu và Nam Phi.

Cực quang sẽ còn diễn ra trong thời gian tới

Đằng sau vẻ đẹp cực quang là tác động hiểm nguy tới sức khỏe con người

Gọi là bão từ nhưng nó tồn tại vô hình, mắt thường không thể nhìn thấy nhưng lại gây ra những tác động cụ thể.

Theo PGS. TS Hà Diên Châu, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam, những cơn bão này sẽ tác động mạnh vào hệ thần kinh và tim mạch. Khi bão từ xảy ra, tần số nhịp tim và huyết áp tăng lên rõ rệt nhất là đối với những người cao tuổi. Các số liệu thống kê cũng cho thấy tỷ lệ tử vong nhất là đối với những người mắc bệnh tim mạch và thần kinh tăng lên trong thời kỳ mặt trời hoạt động mạnh.

Cường độ bão mặt trời được đánh giá theo 5 cấp: Cấp G5 cho những trận bão từ cực mạnh, G4 cho các trận bão từ rất mạnh, G3 cho các trận bão từ mạnh, G2 cho các trận bão từ trung bình và G1 cho các trận bão từ nhỏ. Chỉ có những bão từ cấp rất mạnh G4 và cực mạnh G5 là có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới Việt Nam.

Các nhà khoa học cũng đánh giá, trong thời kỳ này bạch cầu trong máu của tất cả các động vật bị giảm đi và có sự liên quan của nhiều bệnh dịch với chu kỳ hoạt động mạnh của bão mặt trời như: Dịch tả, dịch hạch, cúm, thương hàn, viêm màng não... Tuy nhiên bão Mặt Trời không gây ảnh hưởng với người bình thường.

Bão Mặt Trời chỉ tác động trực tiếp đến người mắc bệnh thần kinh, tim mạch hoặc người mẫn cảm với từ tính.

Những tác động của bão từ đến sức khoẻ con người.

Tác động của bão từ tới các thiết bị vệ tinh, hệ thống lưới điện

Bão từ tấn công trái đất mang đến nguy cơ làm gián đoạn các vệ tinh và lưới điện. Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) phát cảnh báo về ảnh hưởng của bão mặt trời, kêu gọi các nhà điều hành, nhà máy phát điện và cơ quan vận hành vệ tinh ngoài không gian cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Hãng tin AP dẫn lời ông Shawn Dahl - chuyên gia dự báo thời tiết ngoài không gian của NOAA, nhận định bão mặt trời có thể gây nguy hiểm cho các đường dây truyền tải điện áp cao của lưới điện.

Ngoài ra, vệ tinh cũng có thể bị ảnh hưởng, gây ra sự gián đoạn hệ thống định vị vệ tinh và hệ thống liên lạc vô tuyến trên trái đất. Thậm chí ngay cả khi cơn bão đã kết thúc, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vẫn có khả năng bị xáo trộn.

Các nhà khoa học đã xác định, đối với các hệ thống truyền tải điện lớn để đề phòng sự cố bão từ, nhiều nước cũng đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, như: Đặt các trị số mới cho hệ thống bảo vệ (hệ thống rơle), thông báo các dự báo bão từ, theo dõi sự bất đối xứng của điện thế AC, giảm công suất vận hành khi nhận được dự báo có bão từ.

Bão Mặt Trời có thể làm gián đoạn hệ thống định vị toàn cầu và gây nguy hiểm cho lưới điện.

Chu kỳ hoạt động của bão mặt trời

Chuyên gia cho biết bão Mặt Trời thường hoạt động theo chu kỳ trung bình 11 năm. Chu trình hoạt động thứ 24 của mặt trời kết thúc vào tháng 12/2019, khi hoạt động của mặt trời là yên tĩnh nhất trong chu trình.

Sau đó bắt đầu chu trình hoạt động thứ 25, nghĩa là mặt trời bắt đầu hoạt động mạnh lên trong một chu trình mới. Dự báo cho thấy cực đại hoạt động bão từ chu trình 25 sẽ xảy ra vào năm 2025.

Đối với các năm bão mặt trời hoạt động mạnh, thống kê cho thấy, số lượng và cường độ các cơn bão mặt trời tăng lên rất mạnh, lên đến từ 100 - 200 trận, thậm chí 300 trận. Các cơn bão từ cực lớn, cường độ G5, G4 cũng thường xuất hiện thời gian này.

Theo PGS Hà Diên Châu, những ngày bão mặt trời hoạt động mạnh, người mắc bệnh tim mạch nên tránh hoạt động nhiều ngoài trời, uống đủ hai lít nước/ngày, có chế độ dinh dưỡng tốt. Cần theo dõi sức khỏe, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện choáng ngất, đau thắt ngực, giảm vận động và phản xạ thì cần đến cơ sở điều trị.

PGS.TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết, Việt Nam hiện có hệ thống bốn đài địa từ để ghi biến thiên từ, bão từ cũng như phục vụ công tác nghiên cứu và dự báo bão. Bốn đài này được đặt ở Phú Thụy (Gia Lâm, Hà Nội), Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).

Tuy nhiên hiện chỉ có hai đài ở Phú Thụy và Đà Lạt có khả năng truyền trực tiếp dữ liệu về Viện Vật lý địa cầu cũng như đi quốc tế. Ở Việt Nam mới chỉ thực hiện nhiệm vụ quan sát liên tục trường từ của trái đất và dự báo dài hạn (khoảng 30 ngày). Việc nghiên cứu dự báo bão từ ngắn hạn (khoảng 30 phút/ngày) chưa thực hiện được do chưa đủ thiết bị và số liệu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.